Chùa Hoằng Pháp tổ chức lễ quy y lần 3-2016

GNO - Ngày 20-11, chùa Hoằng Pháp, H.Hóc Môn, TP.HCM tổ chức lễ Quy y Tam bảo lần thứ 3-2016, hơn 1.500 thiện nam tín nữ trong và ngoài TP.HCM tham dự.

45.jpg

Chư tôn đức chùa Hoằng Pháp tại lễ quy y

Lễ quy y tại chùa Hoằng Pháp diễn ra trong vòng một ngày. Thiện nam tín nữ tập trung về các khu vực giảng đường lắng nghe ĐĐ.Thích Tâm Đạo, Phó trụ trì, Phó BTC chia sẻ những giáo lý căn bản về Quy y Tam bảo, ý nghĩa cũng như lợi ích của tam quy và ngũ giới, các khái niệm liên quan như: sám hối, pháp danh, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di... Bên cạnh đó, quý thầy đã chỉ dạy các uy nghi cần thiết dành cho người Phật tử khi đến chùa như: chắp tay, xá chào, lễ lạy…

TT.Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp cùng chư Tăng bổn tự đã chính thức đăng đàn truyền trao tam quy, ngũ giới trong không khí trang nghiêm thanh tịnh của đạo tràng, với sự tín thành lãnh thọ của các giới tử. Sau khi niêm hương bạch Phật khai đàn, Thượng tọa đã tiến hành các nghi thức sám hối, truyền trao Tam quy và Ngũ giới.

50.jpg

Phật tử đảnh lễ chư tôn đức

Tại buổi lễ, Thượng tọa đã có lời tán thán tinh thần ham tu ham học của giới tử, đồng thời sách tấn Phật tử sơ cơ bước vào đạo, đặc biệt là những người trẻ. Vì đây là những con người muốn hướng cuộc đời mình đến chỗ tốt đẹp cao thượng, hoàn thiện bản thân để trở thành một con người tốt, một công dân tốt.

Thượng tọa cũng chia sẻ cùng đại chúng bài kinh số 57 - sự kiện cần phải quan sát, phẩm Triền Cái, thuộc chương 5 pháp, kinh Tăng Chi bộ, đây là năm điều cần phải ghi nhớ, thường xuyên quán sát trong cuộc đời của mình.

48.jpg

1.500 Phật tử tham gia lễ Quy y Tam bảo

Thượng tọa cũng giảng về thọ nhận ba pháp quy, thọ trì năm giới cấm để giúp Phật tử hoàn thiện bản thân, đưa cuộc đời mình đến chỗ trong sạch, cao thượng. Thượng tọa dạy, khi đã quy y Tam bảo, người Phật tử cần phải nương vào thầy Bổn sư để học đạo. Mặt khác, cần phải siêng năng đến chùa, dành thời gian nghe pháp, tìm hiểu học hỏi giáo lý…

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày