Chùa Linh Cảnh xây dựng nhà Tổ, nhà Tăng

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Sáng 2-1-2021, chùa Linh Cảnh (xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa) tổ chức lễ động thổ xây dựng nhà Tổ, nhà Tăng và giảng đường chùa.

Được biết, chùa Linh Cảnh nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt phát tích của vương triều Hậu Lê. Sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã về thăm địa phương và viếng chùa lễ Phật. Vua Lê đặt tên cho làng là Bái Thượng và làng bên là Bái Đô. Chùa nằm trong làng nên cũng có tên là chùa Bái từ đó.

Quy hoạch tổng thể các công trình tại chùa

Quy hoạch tổng thể các công trình tại chùa

Do chiến tranh, truyền thừa bị thất lạc, chùa cũng bị xuống cấp dần theo năm tháng. Tháng 4-1930, Sư cụ Thích Nguyên Tâm ở chùa Đầm đã đứng ra quyên góp Phật tử gần xa; khi hội đủ duyên lành đã cho động thổ trùng từng hạng mục. Đến tháng 9-1937 khánh lạc nhà Tổ và tịnh xá, Phật tử các nơi theo về chùa tu học rất đông.

Kế tục trụ trì là Tỳ-kheo Thích Thanh Nhuận, cho đến năm 1943 Sư đi du phương, chùa giao lại cho Tỳ-kheo Vũ Quang Tráng vừa thọ giới thay thế.

Năm 1951, giặc Pháp ném bom đập Bái Thượng, bắn phá chùa Bái hư hỏng nặng các tượng Phật phải tạm tôn trí ở phủ Mẫu…

Ngày 20-11-1989, chùa Bái được công nhận là di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh. Năm 1996, Ban hộ tự, Phật tử cùng với chính quyền địa phương tiến hành trùng tu tôn tạo được ba gian tiền đường và thượng điện thờ Phật.

UBND xã đã quy họach một số đất phía sau để thuận lợi cho chùa trong việc mở rộng xây dựng nhà Tổ, nhà Tăng, nhà khách. Ngày 8-10-2000, Ban Tôn giáo và UBND tỉnh, BTS GHPGVN tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định bổ nhiệm Đại đức Thích Tâm Minh trụ trì chùa Bái (Linh Cảnh tự).

Chư tôn đức, các vị khách quý thực hiện nghi thức cầu nguyện, động thổ xây dựng

Chư tôn đức, các vị khách quý thực hiện nghi thức cầu nguyện, động thổ xây dựng

Theo thiết kế, công trình xây dựng nhà Tổ, nhà Tăng và giảng đường có tổng diện tích 4.343m2. Trong đó, nhà khách có diện tích diện xây dựng 288,0 m2, với quy mô 2 tầng, giảng đường có diện tích diện xây dựng 277,0 m2, với quy mô 2 tầng. Nhà Tăng diện xây dựng 288,0 m2, với quy mô 2 tầng, diện tích còn lại là nhà Tổ và các công trình phụ trợ khác.

Nguồn kinh phí xây dựng từ các nguồn đóng góp, phát tâm công đức của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và Phật tử các nơi. Dự kiến sau 12 tháng khởi công xây dựng công trình sẽ hoàn thành và đi vào sử dụng, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).
Buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo Q.Bình Thạnh, vào ngày 21-6

Một lòng tri ân

GNO - Ngày 21-6 vừa qua tại chùa Dược Sư (P.11), Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh (cũ) đã tổ chức buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo quận nhà kể từ khi thành lập đến khi đồng loạt dừng hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện từ ngày 1-7.

Thông tin hàng ngày