Chùa Quan Thượng và tháp Hoà Phong

Giờ đây, bên bờ Hồ Gươm, xế trước nhà Bưu điện Trung tâm còn có một toà tháp nhỏ, cổ kính khiêm nhường bên hè đường. Đó là dấu tích duy nhất còn lại của một ngôi chùa khá lớn từng tồn tại ở vị trí  của chính Nhà Bưu điện bây giờ.

Mô tả của André Masson trong sách “Hà Nội giai đoạn 1873 - 1888” viết: “Ở phía Đông Nam hồ, nay là Sở Bưu điện, sừng sững ngôi chùa đặc biệt nhất trong các chùa Hà Nội.

Toà nhà chính của chùa được bao bởi một hồ tròn đầy sen, chính hồ này cho chùa cái tên Liên Trì (Fleurs de Lotus). Chùa còn được gọi là “Chùa Nguyễn Đăng Giai” để kỷ niệm viên tổng đốc, người đã cho xây chùa vào những năm đầu tiên vua Thiệu Trị (1841)...

Người Pháp đổi tên thành “Chùa Khổ hình” (Pagode des Supplices) vì người ta thấy khắc trên đá và gỗ ở chùa hàng loạt khổ hình những kẻ có tội phải chịu ở thế giới bên kia...” (Cảnh Thập điện Diêm vương).

images371418_4_jpg.jpg

Tòa nhà chính của chùa được bao quanh bằng một hồ tròn đầy sen nên chùa có tên là Liên Trì

images371417_3_jpg.jpg

Thực dân Pháp phá chùa để làm Nhà Bưu điện, nay chỉ còn lại tháp Hòa Phong

Ban đầu chùa bị quân Pháp sử dụng để đồn trú sau đó quyết định phá bỏ hoàn toàn để xây dựng nhà bưu điện, Phủ Thống sứ, chỉ để lại Tháp Hoà Phong trơ trọi bên Hồ Gươm.

Năm 1884, Bác sĩ Hocquard còn chụp được nhiều bức hình của ngôi chùa này còn khá nguyên vẹn và tại Bảo tàng Guimet ở Paris còn lưu giữ được nhiều tượng Phật bằng gỗ của ngôi chùa này đã bị lưu lạc sau khi bị phá.

Còn tấm ảnh chụp Tháp Hoà Phong cho thấy Hồ Gươm xưa đã bị người Pháp lấp và thu hẹp lại như hiện nay.

images371419_1_jpg.jpg

Tấm ảnh chụp toàn cảnh chùa

images371420_2_jpg.jpg

Ảnh tháp Hòa Phong xưa cho thấy Hồ Gươm đã bị thu hẹp

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày