Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia

GNO - Sáng 28-3, thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương) tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày viên tịch của Thiền sư Pháp Loa, Đệ nhị Tổ Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử - khai hội truyền thống mùa xuân 2017 chùa Thanh Mai và công bố quyết định bảo vật quốc gia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi".

Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 1
  Chư tôn đức Tăng Ni tham dự

Tới dự lễ có HT.Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Đạt UVTT HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo VN tại Hà Nội; TT.Thích Thanh Vân, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương; ĐĐ.Thích Thanh Dũng, UV HĐTS GHPGVN; chư Tăng Ni trong BTS GHPGVN tỉnh Hải Dương và hàng trăm Phật tử trong và ngoài huyện Chí Linh.


Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 2
  Đại biểu tham dự


Về phía chính quyền có ông Phạm Định Phong, Phó cục trưởng Cục Di sản văn hóa - Bộ VH-TT&DL; ông Đặng Việt Cường, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Hải Dương và lãnh đạo các ban ngành, MTTQVN tỉnh Hải Dương, đại diện lãnh đạo chính quyền thị xã Chí Linh, xã Hoàng Hoa Thám cùng về dự lễ.

Sau phần nghi lễ ông Nguyễn Văn Huỳnh, Phó chủ tịch HĐND thị xã Chí Linh, trưởng ban tổ chức lên khai mạc lễ hội.


Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 3
  ĐĐ.Thích Thanh Trung


Tiếp đó ĐĐ.Thích Thanh Trung, trụ trì chùa Thanh Mai lên cung tuyên thân thế, sự nghiệp Thiền sư Pháp Loa - Đệ nhị Tổ sư Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.

Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 4
  Đón nhận quyết định bảo vật quốc gia

Ông Phạm Định Phong trao quyết định bảo vật quốc gia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” tới lãnh đạo chính quyền thị xã Chí Linh, xã Hoàng Hoa Thám và Đại đức trụ trì chùa Thanh Mai.

Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 5
 
Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 6
  Nghi thức dâng hương tưởng niệm Tổ Pháp Loa

Chư tôn đức cùng toàn thể các vị đại biểu và tín đồ Phật tử trang nghiêm làm lễ dâng hương tưởng niệm 687 năm ngày Thiền sư Pháp Loa viên tịch; đảnh lễ trước bảo tháp Viên Thông.

Được biết, chùa Thanh Mai thuộc xã Hoàng Hoa Thám, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa xây dựng trên sườn núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Bảo. 

Chùa xây dựng từ thế kỷ 13. Đây là một trong những trung tâm của Phật giáo Việt Nam, nơi Tổ Pháp Loa từng trụ trì. Trải qua năm tháng mưa nắng, chiến tranh, chùa cổ đã sụp đổ. Các cổ vật bị  mất và hư hại gần hết, chỉ còn lại Viên Thông bảo tháp xây dựng năm 1334 và 7 ngôi tháp mộ nhà sư, trong đó có tháp Phổ Quang xây dựng năm Chính Hoà 23 (1702), tháp Linh Quang xây dựng năm Chính Hoà 24 (1703).

Hiện nay chùa đã được khôi phục khang trang từng phần trên nền móng của một số công trình lớn gồm: tiền đường 7 gian, tam bảo 5 gian, 2 dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng. 


Chùa Thanh Mai đón nhận quyết định bảo vật quốc gia ảnh 7
  Thanh Mai Viên Thông tháp bi
 
Căn cứ theo tấm bia “Thanh Mai Viên Thông tháp bi” - ngài Pháp Loa tên là Đồng Kim Cương sinh ngày 7-5-Giáp Thân, niên hiệu Thiệu Bảo thứ 6 (1284) tại thôn Đồng Hòa, hương Cửu La, Nam Sách Giang, nay thuộc xã Ái Quốc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Năm Hưng Long 13 (1304) nhân chuyến thăm hương Cửu La của Trần Nhân Tông, Đồng Kiên Cương đã ra bái yết. Ngài Nhân Tông nhận ra Kiên Cương là con người có đạo nhãn, nghĩa là có khả năng tu hành đắc đạo. Sơ Tổ cho Pháp Loa đi theo học đạo và đặt cho một cái tên mới: Hỷ Lai, nghĩa là người mang lại niềm vui. Hỷ Lai thông minh hiếu học, có nhiệt tâm với đạo Phật, nên chỉ một năm sau, tại tăng viện Kỳ Lân (Chí Linh), ngài được Điều Ngự đầu đà Trần Nhân Tông trao cho các bảo bối; ngày 1 tháng Giêng năm Hưng Long 16 (1307), trao quyền thừa kế sự nghiệp của Thiền phái Trúc Lâm. Từ đó, ngài trở thành vị tổ thứ 2 của thiền phái này.Ngày mùng 5 tháng 2 năm Khai Hựu thứ 2 (1330), Tổ Pháp Loa đang giảng kinh tại thiền viện An Lạc thì đột nhiên mắc bệnh. Ngày 13, sư về thiền viện Quỳnh Lâm (Đông Triều) tĩnh dưỡng. Ngày 19, bệnh của ngài trở nên trầm trọng; thấy khó qua khỏi, ngài Pháp Loa cho gọi Huyền Quang đến, trao cho những bảo bối mà 22 năm trước Sơ Tổ Trần Nhân Tông trao cho mình như áo cà-sa, kệ tả tâm… và dặn lại: “Huyền Quang sẽ là người hộ trì và thừa kế”. Đêm mùng 3-3-Canh Ngọ (1330), Pháp Loa viên tịch tại thiền viện Quỳnh Lâm, trụ thế 47 tuổi, 23 tuổi đạo. Theo di chúc của nhà sư, xá-lợi của Người được đặt trong Viên Thông bảo tháp sau chùa Thanh Mai. Thượng hoàng Minh Tông ngự bút đặc phong là Tịnh Trí Tôn giả và đặt tên tháp là Viên Thông. Năm 1978 nhân dân địa phương đã góp sức cùng Tăng Ni, Phật tử cả nước phục dựng lại ngôi chùa Thanh Mai.
dsc_8653_1.jpg
Thành kính trước tháp Tổ

Cuộc đời của Thiền sư không dài, nhưng đã làm nên sự nghiệp lớn, là một tấm gương về xiển dương đạo pháp và phục vụ nhân sinh. Đến nay, chùa vẫn còn lưu giữ được tháp tổ (Viên Thông bảo tháp). Năm 1992, chùa Thanh Mai được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử Quốc gia. Thiền sư Pháp Loa đã đào tạo một thế hệ học trò xuất sắc hơn 30 người, nuôi dạy 15.000 Tăng Ni, đúc trên 1.300 pho tượng lớn nhỏ; xây dựng hàng trăm chùa tháp, tiêu biểu là các trung tâm tôn giáo Yên Tử, Côn Sơn, Thanh Mai và Viện nghiên cứu Phật giáo Quỳnh Lâm. Những công tình này đều trở thành di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Ngài cho vẽ nhiều bộ tranh; bộ tranh tượng, khắc in Đại Tạng kinh và dành nhiều thì giờ thuyết pháp, giảng kinh. Tổ là người thừa kế, phát triển Thiền phái Trúc Lâm lên đỉnh cao.Lễ hội truyền thống chùa Thanh Mai năm nay diễn ra vào ngày mất của Thiền sư Pháp Loa, trong 3 ngày, từ 28 đến 30-3 (1 đến 3-3-Đinh Dậu), với nhiều nội dung như giảng kinh, chay đàn, mộc dục...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Con bất hiếu cha mẹ phải làm sao?

GNO - Tôi năm nay 45 tuổi, chỉ có một đứa con gái đang học lớp 11. Từ lớp 8 cháu bắt đầu ương bướng và liên tục ngỗ nghịch với cha mẹ cho đến bây giờ. Vợ chồng tôi ngày đêm nuôi hy vọng cháu lớn lên sẽ biết phải quấy mà ngoan hiền hơn nhưng càng ngày cháu càng tệ.
Niệm Phật nhiệm mầu

Niệm Phật nhiệm mầu

GNO - Ba tôi đã mất gần giáp năm nhưng hình ảnh về ba vẫn in nguyên trong tôi như vừa khi nãy, mới đây thôi. Có thể ba tan hoại thân xác này, không còn của hiện tại đi, đứng, nằm, ngồi nhưng ba hiện hữu trong kỷ niệm và những lời chỉ dạy mang tính lâu xa, chắc thật.
Mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong, Quảng Trị được thiết trí tại chùa An Trú

Ấn tượng mô hình bằng tre mừng Phật đản của Phật giáo H.Triệu Phong (tỉnh Quảng Trị)

GNO - Mô hình kỳ đài bằng tre tại chùa An Trú (H.Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) nổi lên giữa màu vàng ươm của cánh đồng lúa chín như gói ghém tất cả tấm lòng của Phật tử nơi đây hướng về Phật đản, cũng như lan tỏa thông điệp về bảo vệ môi trường, cảm hứng gìn giữ các giá trị truyền thống của làng quê.

Thông tin hàng ngày