Chùa Thiếu Lâm tổ chức pháp hội Khẩn Na La Vương

GNO- Ngày 16-1-2012 (nhằm ngày 23 tháng Chạp) là tiểu niên của Trung Quốc (小年: tháng thiếu không có 30), cũng là ngày vía của Bồ-tát Khẩn Na La Vương - Thần hộ pháp của chùa Thiếu Lâm.

kimcang 1.png
 

Nghi thức Pháp hội

kimcang 2.png

Để kỷ niệm Bồ tát Khẩn Na La Vương, chùa Thiếu Lâm đặc biệt tổ chức Pháp hội do Pháp sư Vĩnh Tín - Phương trượng chùa Thiếu Lâm chủ lễ, tăng chúng trong tự viện đồng vân tập trước điện đường Khẩn Na la Vương.

kimcNG 3.png

Pháp sư Thích Vĩnh Tín - Phương trượng chùa Thiếu Lâm niêm hương chủ lễ

Bồ tát Khẩn Na La Vương còn gọi là "Bồ tát Giám Trai". Theo truyền thống Phật giáo Ấn Độ,  các tự viện vẽ hình Bồ tát Giám Trai an trí tại nhà trù. Trong kinh Phật cũng như theo sự ghi chép của Tam Tạng Pháp sư Nghĩa Tịnh cũng có nói đến việc này. Phật giáo Trung Quốc thì có một câu chuyện đầy chất huyền thoại nói về Bồ tát Giám Trai.

kimcang 4.png

Đức Khẩn Na La Vương tay cầm cây đốt lửa

 Theo "Hà Nam Phủ Chí": Đầu niên hiệu Chí Chánh đời nhà Nguyên (1341-1368), chùa Thiếu Lâm có vị hành giả đầu tóc bù xù, lưng trần, chân đất, trong tay cầm cây đốt lửa chuyên làm tạp vụ ở nhà trù, (烧火棍: Thiêu hỏa côn là loại công cụ mà trong nông thôn dùng để khơi lửa mỗi khi thêm củi vào hố lửa (không phải cái búa), dài khoảng 1m), làm hết sức mình rất cần cù siêng năng, trong chùa lại không có ai biết tên họ và pháp hiệu của ông.

Vào niên hiệu Chí Chánh thứ 10 (1350), bọn quân Hồng Cân đột nhiên đến bao vây công phá chùa Thiếu Lâm, cũng bởi sự việc xảy ra quá đột xuất, tăng chúng trong chùa luống cuống không biết xoay trở thế nào. Trong lúc nguy hiểm, vị hành giả này tay cầm cây đốt lửa, xông thẳng ra sơn môn, thân thể bỗng nhiên cao vài mươi trượng, sừng sững như một ngọn núi, cất tiếng nói vang vọng và rõ ràng: "Ta là Khẩn Na La Vương đây". Bọn quân Hồng Cân nhìn thấy hãi kinh, trốn chạy tán loạn, chùa Thiếu Lâm nhờ vậy tránh được đại nạn, nhưng vị hành giả này cũng theo đó mà viên tịch. Do đây, tăng chúng chùa Thiếu Lâm mới biết ông chính là hóa thân của Bồ tát Khẩn Na La Vương.

Để kỷ niệm công lao của vị hành giả hộ tự này, tăng chúng chùa Thiếu Lâm đã đắp hình tượng ngài, xây điện Khẩn Na La, thình ngài lãnh trách nhiệm làm vị "Bồ tát Hộ Pháp Già Lam" của tự viện, đồng thời đắp tượng ngài an trí và phụng cúng tại nhà trù, gọi là "Giám Trai Sứ Giả", để cho những việc ẩm thực trong tự viện luôn đầy đủ viên mãn.

Sau khi câu chuyên truyền thuyết này được truyền ra, các tự viện trong toàn quốc đều phỏng theo, cùng đắp tượng "Bồ tát Giám Trai" để thờ phượng tại nhà trù, hằng năm đều cúng tế. Từ đó đã hình thành ngày lễ kỷ niệm truyền thống đức "Bồ tát Giám trai" trong các tự viện.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thượng tọa Thích Đức Thiện đọc toàn văn Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025 tại phiên bế mạc, sáng nay, 8-5

Tuyên bố chung Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc Thành phố Hồ Chí Minh 2025

GNO - Tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak 2025, sáng 8-5, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Quốc gia Đại lễ đọc toàn văn Tuyên bố chung Thành phố Hồ Chí Minh; bản tiếng Anh do Hòa thượng TS.Tampalawela Dhammaratana, Phó Chủ tịch ICDV công bố.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 - Ảnh: Đăng Huy

Bài phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tại phiên bế mạc Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của GHPGVN trong cộng đồng Phật giáo quốc tế và trong tăng cường đối thoại các vấn đề toàn cầu, ngăn chặn xung đột, thúc đẩy công bằng xã hội và phát triển bền vững...
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN đọc Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

Diễn văn bế mạc Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025

GNO - Đoàn kết và bao dung không chỉ là học thuyết đạo đức Phật giáo, mà còn mãi là kim chỉ nam cho những suy nghĩ, lời nói, và hành động của con người để xây dựng xã hội an hòa, ít xung đột, tràn ngập thương yêu.

Thông tin hàng ngày