Cõi Phật Tây Thiên

Là một trong 3 thiền viện lớn nhất cả nước (cùng với Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt), Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên tọa lạc trên diện tích gần 55ha giữa núi rừng Tây Thiên. Với độ cao trên 300m so với mặt nước biển, từ thiền viện có thể phóng tầm mắt nhìn thấy cả một không gian rộng lớn với cảnh sắc thanh bình, thơ mộng của huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Theo các nhà sư cho biết, thiền viện được xây dựng năm 2004, hơn một năm sau khánh thành. Đặc biệt, thiền viện được xây dựng trên nền của ngôi chùa Thiên Ân thiền tự. Chính giữa của thiền viện là tòa Chánh điện Đại Hùng Bửu Điện cao 17m, diện tích 673m2, với 4 trụ đỡ, mỗi trụ có đường kính hơn 1m, ở giữa có 3 pho tượng Phật lớn được làm công phu và tinh xảo trên từng chi tiết.

Trong ánh nắng vàng đầu mùa thu, tiếng các nhà sư giảng đạo hòa trong tiếng chuông ngân vang quyện lẫn trong gió chiều vi vu bên đồi thông làm cho cảnh sắc Tây Thiên càng thêm thanh tịnh. Với bề dày lịch sử từ xa xưa, Tây Thiên được coi là cội nguồn của Phật giáo Việt Nam. Du khách, Phật tử đến vãn cảnh, nghe giảng Phật pháp, tĩnh tâm tu thiền với tấm lòng thành kính hướng Phật. Tất cả như tôn thêm vẻ trang nghiêm của thiền viện để lòng người thanh thản, rũ bỏ bon chen, bụi bặm của cuộc sống thường nhật.

Các lầu Chuông, lầu Trống nằm xen lẫn với rừng thông. Bậc đá dẫn lên chính giữa đại điện. Tòa Đại Hùng Bảo Điện. Các đệ tử nghe giảng giải Phật pháp.
Các lầu Chuông, lầu Trống nằm xen lẫn với rừng thông.
Cõi Phật Tây Thiên ảnh 2
Bậc đá dẫn lên chính giữa đại điện.
Cõi Phật Tây Thiên ảnh 3
Tòa Đại Hùng Bảo Điện.
Cõi Phật Tây Thiên ảnh 4
Các đệ tử nghe giảng giải Phật pháp.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Hòa thượng Thích Huệ Thông: “Muốn đăng ký con dấu mới phải thành lập Ban Quản trị tự viện”

GNO - Liên quan hướng dẫn về con dấu Ban Quản trị tự viện ngày 24-4-2024 của C06 - Bộ Công an và con dấu của tự viện đang lưu hành còn hiệu lực hay không, Báo Giác Ngộ đã có cuộc trao đổi với Hòa thượng Thích Huệ Thông, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Pháp chế T.Ư GHPGVN, về vấn đề đang được quan tâm này.
Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày