HT.Thích Thiện Nhơn cùng đại diện các tôn giáo tại Việt Nam ký cam kết
Ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN; HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Duyên, Phó Chủ tịch HĐTS cùng lãnh đạo các tôn giáo tại Việt Nam đã chủ trì phiên bế mạc.
Theo đó, các tôn giáo tại Việt Nam đã bày tỏ bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về các tác động của ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu đối với sự sống của con người và muôn loài. Đồng thời, cho biết bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu không chỉ đơn thuần là những giải pháp mang tính kỹ thuật hay kinh tế, mà còn là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, liên quan mật thiết đến nền tảng đạo đức, yếu tố văn hóa và gốc rễ tinh thần mà các tôn giáo đóng vai trò quan trọng và trách nhiệm cao.
Trong cam kết, các tôn giáo Việt Nam kêu gọi các nỗ lực giảm thiểu tối đa các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu do con người gây ra, góp phần vào sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường sống của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia và của thế giới, thực hiện sứ mạng và niềm tin được giao phó: trí tuệ, tình yêu và sự chia sẻ.
Những người có tôn giáo tại Việt Nam cũng thể hiện quan điểm ủng hộ các chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình hành động của nhà nước và Mặt trận Tổ quốc về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đồng thời kêu gọi các nỗ lực phối hợp, hỗ trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước về chăm sóc con người, sự sống trên trái đất, cùng với các nỗ lực bảo vệ cộng đồng bị tổn thương và bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở đó, các tôn giáo tại Việt Nam cam kết nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng tôn giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; triển khai nhiều giải pháp tích cực, bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực để góp phần thay đổi hành vi theo hướng tích cực về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng và xã hội. Với mục tiêu đó, giáo dục bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ được đưa vào sinh hoạt của các cộng đồng tôn giáo.
Ngoài ra, tích cực tham gia có hiệu quả vào các chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là một phần của cam kết khi cho rằng sẽ tăng cường xây dựng năng lực tự ứng phó và giúp nhau ứng phó giữa các cộng đồng tôn giáo, giữa người có tôn giáo và người không có tôn giáo khi có rủi ro thiên tai xảy ra để góp phần vào hiệu quả các hoạt này tại cộng đồng dân cư.
Cộng đồng tôn giáo sẽ được chia sẻ thông tin của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngành Tài nguyên và Môi trường liên quan đến các giải pháp cần thiết về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, được khuyến khích tham gia tích cực vào việc thực hành các giải pháp khẩn thiết này.
Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng các cấp để vận động thực hiện và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; khuyến khích các hoạt động bác ái, từ thiện, giữ gìn và thân thiện với môi trường của chức sắc, tín đồ và người dân; kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ, chia sẻ với những người nghèo khó, người gặp khó khăn tại cộng đồng dân cư khi gặp phải thiên tai, bão, lũ… cũng được nhắc đến trong cam kết.
HT.Thích Gia Quang điều hành một phiên thảo luận nhóm trước khi bế mạc hội nghị
Toàn cảnh phiên bế mạc hội nghị
Lãnh đạo hội nghị thảo bồ câu cầu nguyện hòa bình nhân hội nghị
Đại diện cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã ký vào bản cam kết trước toàn thể hội nghị. Tại phiên bế mạc, các đại biểu cũng có dịp nhìn lại các hoạt động diễn ra trong 2 ngày hội nghị qua phần báo cáo tổng hợp của Ban Tổ chức và cùng đánh giá kết quả các phiên thảo luận nhóm đã được tổ chức trước đó.
>> Xem thêm: Giáo hội công bố thông điệp về biến đổi khí hậu || Tôn giáo tại VN bàn về bảo vệ môi trường ||
Bảo Thiên