Cụ bà Trần Thị Tuyết từ trần

TIN BUỒN

Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Phu nhân Cố Chủ tịch Danh dự HĐQT LÊ MỘNG ĐÀO

Nhũ danh TRẦN THỊ TUYẾT
Pháp danh TÂM NGHĨA
Sinh năm 1922, tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Đã từ trần vào lúc 19g25, ngày 7-3-2018 (nhằm ngày 20 tháng Giêng, năm Mậu Tuất)
Tại tư gia, số 226/13 Lê Văn Sỹ, P.1, Q.Tân Bình, TP.HCM

Hưởng thượng - thượng thọ 97 tuổi

Lễ nhập quan: 14g00, ngày 8-3-2018 (nhằm ngày 21 tháng Giêng, năm Mậu Tuất)
Lễ viếng:
bắt đầu 8g00, ngày 9-3-2018 (nhằm ngày 22 tháng Giêng, năm Mậu Tuất)
Lễ động quan:
6g00, ngày 12-3-2018 (nhằm ngày 25 tháng Giêng, năm Mậu Tuất) 

Linh cữu quàn tại tư gia

An táng tại Nghĩa trang Gò Dưa
Chùa Quảng Bình, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Trân trọng kính báo!
(Gia đình xin miễn chấp điếu)

----------------

TIỂU SỬ 

BA TRAN THI TUYET.jpg


Cụ bà Trần Thị Tuyết (1922-2018)

Cụ bà Trần Thị Tuyết, pháp danh Tâm Nghĩa, sinh 1922 tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Bà được sinh ra trong gia đình trí thức, cha là nhà giáo ở Huế đi vào Quảng Nam dạy học. Bà có tuổi thơ rất gian khó: mồ côi mẹ từ năm lên 8 tuổi, khi thì đi theo cha khi thì ở với ông ngoại, được học ở Trường Trung - Tiểu học Jeanne d'Arc, một ngôi trường Công giáo lớn ở miền Trung. Tuy cuộc sống không may mắn nhưng bà luôn phấn đấu vượt qua mọi nghịch cảnh. Bà kết hôn cùng ông Lê Mộng Đào cũng là một nhà giáo, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung Tiểu học Bồ Đề - Huế, cố Chủ tịch Danh dự HĐQT Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình. Ông bà hạ sinh được 13 người con, còn lại 11 người. Đến nay bà đã có trên 70 con, dâu rể, cháu và chắt.

Năm 1967, ông bà quyết định đưa cả gia đình vào Sài Gòn tìm kế mưu sinh lập nghiệp. Nơi đất khách quê người, ông bà đã bươn chải, tảo tần sinh sống bằng nghề làm bánh, mứt và sản xuất hộp quà Tết kiếm tiền nuôi dạy cho con ăn học thành tài. Tuy trong bộn bề khó khăn thiếu thốn, nhưng ông bà luôn trải lòng, san sẻ vật chất và tinh thần với tất cả những mảnh đời bất hạnh, khốn khó quanh mình.

Ông bà sống theo giáo lý nhà Phật và thường hằng dạy bảo cháu con bằng những câu ca dao, tục ngữ như: “Thương người như thể thương thân; Nhiễu điều phủ lấy giá gương..., Giấy rách phải giữ lấy lề,…”; phải sống noi gương và hành y theo hạnh Bồ-tát: rộng lượng - bao dung, từ bi - hỷ xả! Nhờ noi gương ấy mà con cháu của ông bà hầu hết nếu không thành danh cũng đều thành nhân. Quỹ Hỗ trợ Giáo dục Lê Mộng Đào do bà tài trợ chính hàng năm trao tặng hàng ngàn suất học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo vượt khó. Bà còn là thành viên bảo trợ của Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh thuộc Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Từ năm 1978, bà phát tâm đại nguyện trường trai để nguyện cầu cho chiến tranh kết thúc sớm và những người con được trở về nhà bình yên và lành lặn. Sau 40 năm trường trai, bà đã giã từ cõi trần về với Phật vào lúc 19 giờ 25 phút ngày 7-3-2018, nhằm ngày 20 tháng Giêng năm Mậu Tuất, hưởng thượng - thượng thọ 97 tuổi. Bà đã ra đi và để lại cho cháu con một di sản vô giá đó là tấm gương về sự chịu đựng vượt qua gian khó, về tấm lòng từ bi - hỷ xả, bác ái - vị tha, thắm đượm nghĩa nhân và trách nhiệm với đời!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

Giáo hội khuyến khích Phật tử TP.HCM treo cờ đèn, thiết trí lễ đài Phật đản tại tư gia

GNO - Hòa thượng Trưởng ban Trị sự nhận định Đại lễ Phật đản là sự kiện thiêng liêng của người con Phật khắp nơi trên thế giới. Do đó, Hòa thượng thay mặt Giáo hội TP.HCM kêu gọi và khuyến khích Phật tử thiết trí vườn Lâm-tỳ-ni, trang trí cờ hoa kính mừng Phật đản tại tư gia, khu phố… mừng ngày Khánh đản Đức Thế Tôn.

Thông tin hàng ngày