Cung Bố Đạt Lạp cổ xưa được xưng tụng, không những là do kiến trúc hùng vĩ, mà còn nhờ vào những di sản văn hóa trân quý mà được nổi tiếng, là tinh hoa nghệ thuật kiến trúc theo thời cổ đại của dân tộc Tạng, cũng là kho báu nghệ thuật của Tây Tạng, đã được liệt vào "Kỷ lục di sản văn hóa thế giới".
Năm 1959 trở về sau, Quốc vụ viện Trung Quốc vô cùng xem trọng việc sửa chữa, bảo hộ Cung Bố Đạt Lạp, ngoài kinh phí duy tu chuyên môn thường niên, năm 1988, Quốc vụ viện quyết định rút ra tài khoản lớn, tiến hành sửa chữa đại qui mô Cung Bố Đạt Lạp, và long trọng khởi công vào tháng 10 năm này. Dưới sự hợp tác đoàn kết của các nhân viên kỹ thuật dân tộc Tạng, công trình trải qua 5 năm, đã hoàn thành một cách thắng lợi, Cung Bố Đạt Lạp này rất quý báu cho nền văn hóa dân tộc, đem sức hấp dẫn mới, thu hút hàng nghìn hàng vạn du khách trong và ngoài nước.
Cung Bố Đạt Lạp là Đông Cung trải qua nhiều đời của các Đạt Lai Đạt Ma, cũng là trung tâm thống trị hợp nhất chánh giáo người thống trị địa phương trước kia. Bắt đầu từ đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ năm, các nghi thức Tôn giáo, chính trị trọng đại đều tổ chức nơi đây, đồng thời cũng là nơi thờ cúng Linh Tháp của các đời Đạt Lai Đạt Ma. Mỗi khi có những ngày lễ, cửa Cung đầy chật các tín đồ Phật giáo thuộc dân tộc Tạng Truyên, đã trở thành thánh địa Phật giáo.
Cung Bố Đạt Lạp còn có một số kiến trúc phụ thuộc, bao gồm cả Lãng Kiệt Trát Thương (giống như Đại Hùng Bảo Điện), trường học cho chư tăng, tăng xá, đình viện đông tây, thành Tuyết lão dưới núi, viện ấn kinh... và đầm Long vương, vườn phía sau Cung Bố Đạt La. Cung Bố Đạt Lạp là đại biểu kiệt xuất của kiến trúc Tây Tạng, cũng là kiệt tác tinh hoa của kiến trúc cổ của dân tộc Trung Hoa.

Năm mới hương Xuân vẫn còn phảng phất khắp nơi trên cổ thành Lhasa, Cung Bố Đạt La trong quang cảnh về đêm vô cùng huyền dịu, tĩnh mặc, u nhã, càng tăng thêm nét đẹp cổ kính thời cổ




