LTS: Từ ngày 27-7 đến 2-8, tại Hà Nội, Bắc Ninh sẽ đồng loạt diễn ra Đại lễ Phật giáo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội trên diện rộng. Đây được xem là một trong những đại lễ quy mô, hoành tráng và xứng với lịch sử gắn bó mật thiết giữa Phật giáo và dân tộc trong 1.000 năm hình thành phát triển Thăng Long. Trước thềm sự kiện văn hóa tâm linh lớn này, TT.Thích Bảo Nghiêm (ảnh) - Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo TP.Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức cho biết:
Để chuẩn bị cho công tác Đại lễ, từ đầu tháng 6-2010, Trung ương Giáo hội đã hình thành cơ cấu Ban Tổ chức với 14 tiểu ban giúp việc. Tất cả các tiểu ban đang thực hiện khẩn trương công việc của mình dưới sự chỉ đạo chung của Ban Tổ chức. Hiện nay chúng tôi đang cho trang trí tại nơi hành lễ chính đó là Hoàng thành Thăng Long với sự hỗ trợ rất tích cực từ các cơ quan chức năng. Các địa điểm còn lại đều đang ráo riết chuẩn bị và mọi thứ rất thuận lợi.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng đang gặp 2 khó khăn lớn đó là kinh phí và vấn đề truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam cho các buổi lễ. Riêng về vấn đề truyền hình trực tiếp, theo kịch bản ban đầu, sẽ có 2 chương trình được truyền hình trực tiếp là lễ khai mạc vào ngày 28-7 và lễ hội hoa đăng, giao lưu nghệ thuật "Dấu ấn Thăng Long" vào ngày 1-8. Sau đó, đã bị trùng lịch với các chương trình khác nên không thể truyền hình trực tiếp được. Phương án đưa ra là sẽ truyền hình trực tiếp vào ngày 31-7 nhân lễ cầu siêu và phóng đăng cầu quốc thái dân an nhưng vẫn chưa thích hợp nên còn phải xem lại.
- Đại lễ được tổ chức với một loạt các chương trình khác nhau, vậy điểm nhấn của Đại lễ là gì, thưa Thượng tọa?
- TT.Thích Bảo Nghiêm: Đây là một Đại lễ thể hiện sự tri ân, báo ân của hậu thế đối với các bậc tiền nhân và điểm nhấn là lễ rước long vị của vua Lý Thái Tổ từ đền Đô về chùa Tiêu Sơn bái yết Quốc sư Vạn Hạnh và sau đó rước long vị các vua nhà Lý và Quốc sư Vạn Hạnh về Hoàng thành Thăng Long. Qua đó, BTC muốn nhắc lại những đóng góp tích cực của Phật giáo trong thời gian hưng thịnh của nước nhà và đạo Phật được xem là Quốc giáo. Cũng chính từ tinh thần tri ân mà trong mùa hạ này, Tăng Ni an cư tại các hạ trường của Phật giáo thủ đô được giảng dạy và chuyên trì Lương Hoàng Sám.
Cách bài trí tại lễ đài tại Hoàng thành Thăng Long cũng sẽ là một điểm nhấn khi có cả thảy 3 không gian linh thiêng là Đại hùng bửu điện, điện Quốc sư và điện Hoàng đế thể hiện sự gắn kết giữa Phật giáo và lịch sử dân tộc nước nhà. Ở đây sẽ liên tục diễn ra các buổi lễ cầu an, cầu siêu bằng nghi thức của cả 3 miền Bắc, Trung và Nam.
- Chân thành cảm ơn Thượng tọa.
Chương trình chi tiết Đại lễ Phật giáo chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội:
|
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||