“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây

Cứ vào độ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hằng năm, ngọn núi Cấm ở An Giang – được mệnh danh là “nóc nhà” miền Tây - lại xuất hiện sương mù rải rác khắp triền núi. Sương mù nhiều nhất phải kể đến vồ Bò Hong với đỉnh cao 716m.

Đầu tháng 9 âm lịch năm nay, đỉnh núi Cấm xuất hiện những đợt sương mù dày đặc hiếm thấy. Không chỉ quấn quít trên cao, sương mù còn lan tỏa và bao phủ khắp các đỉnh đồi, đường sá… Phóng tầm mắt ra xa, các ngọn đồi, triền núi cứ trập trùng miên man trong sương trắng.

Đến vồ Bò Hong thời điểm này, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác “đạp gió cưỡi mây” vì gió luôn luôn rít mạnh, còn sương và mây bay là đà ngay dưới chân.

Nhiều du khách thích thú bảo quang cảnh “nóc nhà” miền Tây trở nên hữu tình, lãng mạn không khác gì “thành phố ngàn thông” Đà Lạt hay “thị trấn trong sương” Sapa.  

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 1
“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 2

Đường lên đỉnh núi Cấm bị sương mù bao phủ. Dù ban ngày người đi xe máy phải bật đèn

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 3

Hồ cảnh quan Thủy Liêm trên đỉnh núi Cấm chìm trong sương sớm

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 4
“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 5

Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm lờ mờ trong sương sớm

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 6

Cầu Đỏ trên hồ cảnh quan Thủy Liêm bị sương mù bao phủ

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 7
Du khách thưởng ngoạn sương mù hiếm thấy trên “nóc nhà” miền Tây

“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 8
“Đạp gió cưỡi mây” ở “nóc nhà” miền Tây ảnh 9
Chùa Phật Lớn trong sương mù trông tựa như cảnh tiên bồng

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày