Đề tài lịch sử đức Phật trên kiến trúc chùa Việt Nam

Từ xưa đến nay, lịch sử đức Phật, hay triết lý Phật giáo là một đề tài bất tận cho các giới văn nghệ sĩ, hoạ sĩ nhắm đến để sáng tác và lấy đó làm thước đo thành công nghệ thuật. Trong nghệ thuật kiến trúc chùa chiền cũng vậy, đề tài đức Phật và giáo lý của Ngài được nhiều người hướng đến. Nhưng để có được những thành công trong mảng đề tài nầy là rất khó chỉ có những kiến trúc sư, những nghệ nhân con nhà Phật tử thuần thành, thành tâm thành ý nghĩ về Đức Phật mới hy vọng chuyển tải hết được giá trị thẩm mỹ của mảng đề tài này.

 Nhìn chung trong loại hình văn hoá kiến trúc mang đậm màu sắc tín ngưỡng tôn giáo thì Phật giáo có vẽ như là dản dị, hài hoà vừa gần gũi mà vừa thi vị. Nhưng khi thực hiện các thao tác nghệ thuật thì độ thành công chỉ là...may rũi. Nên cách để lựa chọn đề tài để thực hiện cũng phải mang tính "khế cơ và khế lý" mới hy vọng thành công. Đó là trình độ tay nghề kết hợp với trình độ thẩm mỹ cùng chiều sâu tư tưởng và quá trình cảm thụ Phật giáo của từng nghệ nhân trước những đề tài Phật giáo thích ứng.

Tuy nhiên, thường trên các kiến trúc chùa chiền thì đề tài chủ yếu là các giai đoạn lịch sử của đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật từ sơ sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni, du hành qua 4 cửa thành Ca Tỳ La Vệ, Thái tử Tất Đạt Đa vượt sông A Nô Ma; đức Phật ngồi thiền định dưới cây Bồ đề, đức Phật thuyết pháp cho 5 anh em Kiều Trần Như...

kientruc-1.gif

Phật đản sanh

Nhưng để hình dung lịch sử và nghệ thuật hoá lịch sử đức Phật trên kiến trúc một ngôi chùa là cả một quá trình phát triển từ triết lý đến văn hoá sống. Bởi xây dựng một ngôi chùa dù to dù nhỏ thì sự thành công và tính hiệu ứng đối với quần chúng vẫn luôn đặt lên hàng đầu. Vì vậy, ngôi chùa cũng là một ngôi nhà nhưng nhìn vào người ta nhận ra ngay sự khác biệt với ngôi nhà. Đó mới là một đặc trưng và tiêu chí đầu tiên để nhận xét trình độ thẩm mỹ của chủ nhân ông ngôi chùa đó. 

kientruc-2.gif

Thái tử vượt sông A Nô Ma

Mỹ thuật mà cụ thể hơn hết là nghệ thuật trang thiết trí chỉ cần một sai sót nhỏ thôi là sẽ phản tác dụng mà thậm chí gây tác động xấu đến người thưởng thức, vẽ hình tượng đức Phật vốn đã khó, mà nghệ thuật hoá hình tượng đức Phật trên kiến trúc một ngôi chùa cũng khó không kém. Hình ảnh đức Phật trên ngôi chùa phải có sự chiết trung từ nhiều trình độ cảm thụ khác nhau.

kientruc-4.gif

Phật thành đạo

Trên những ngôi chùa Huế lối kiến trúc chùa theo mô thức cung đình tạo ra nhiều ô hộc trên các khoảng nối, người nghệ nhân đã vẽ lên những bức tranh về lịch sử đức Phật bằng nghệ thuật ghép sành sứ để trang trí. Lối trang trí bằng sành sứ kết hợp với nghệ thuật vẽ màu truyền thống đã tạo ra các mảng bích hoạ đậm chất thiền.

kientruc-8.gif

Phật thuyết pháp (nghệ thuật vẽ màu thực vật)

Nhưng để thay cho chất liệu chủ yếu là các màu sắc thực vật được chế tác từ các thân cây có độ sáng và độ bền không được tốt, tuổi thọ của các mảng bích hoạ kéo dài không được lâu nên càng về sau người ta đã thay bằng nhiều chất liệu bền cứng, sáng. Trong giai đoạn nầy, lối kiến trúc chùa chiền cũng đã thay đổi dần, các ô hộc được thiết kế tranh ảnh lịch sử có hình tượng đức Phật tinh vi và thực hơn, gần gũi với người dân hơn, bởi được thực hiện bằng một chất liệu và trình độ nghệ thuật cũng như hiệu ứng của giá trị giáo dục từ các tuồng tích đối với quần chúng phát triển cao hơn nhiều. Nghệ thuật ghép sành sứ, thuỷ tinh bằng đề tài đức Phật do vậy đã đạt đến một trình độ rất cao.

kintruc-5.gif

Nhìn từ góc độ giáo dục và thẩm mỹ, các mảng ô hộc trên các chùa được trang trí bằng nghệ thuật ghép sành sứ đã nói lên sự gần gũi và hài hoà của ngôi chùa trong lòng người dân. Nó gắn liền với đời sống tinh thần của người dân. Hình tượng Phật sơ sinh một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất, hay hình tượng thái tử Tất Đạt Đa cởi ngựa bay qua dòng sông A Nô Ma...được ghép bằng mẻ sành đã đi vào tiềm thức của người dân làng quê Việt Nam.

kientruc-6.gif

Ngày nay, trên các công trình kiến trúc chùa chiền đang có xu hướng chuyển sang lối đi khác đó là trơn tru thuần tuý hai màu đen trắng. Trên các ô hộc chùa chiền chủ yếu được trang trí bằng chữ Hán ghi các bài kinh Phật, bài kệ của chư Tổ bằng mực Tàu mà lần hồi bỏ nghệ thuật ghép sành sứ và các mảng bích hoạ về đề tài lịch sử đức Phật. Tiếc thay!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Có 27 thanh niên từ 16 quốc gia tham gia chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu đã tạo nên một cộng đồng quốc tế đa dạng

Chương trình Bồ-tát trẻ tuổi

GNO - Mạng lưới Phật tử Nhập thế Quốc tế (INEB) vừa qua đã tổ chức Chương trình Bồ-tát Trẻ tuổi Toàn cầu hàng năm, một khóa học trải nghiệm kéo dài hai tuần dành cho các nhà lãnh đạo trẻ và các nhà hoạt động xã hội.

Thông tin hàng ngày