Đề xuất các tuần lễ sách Phật giáo tại nhà sách

Đề xuất các tuần lễ sách Phật giáo tại nhà sách
Giác Ngộ - Hiện nay, tại hầu hết những nhà sách lớn ở các đô thị lớn, sách Phật giáo đã chiếm một tỷ trọng đáng kể. Sách Phật giáo thường được bày trên kệ bán sách tôn giáo, chiếm phần lớn diện tích trưng bày ở khu vực này. Hoặc, vì sự kính trọng đặc biệt đối với Phật giáo, hoặc vì sách Phật giáo có số lượng lớn, nên có nhà sách dành riêng một dãy kệ, hay một khu vực riêng để bày bán sách Phật giáo.

Đó là những điểm nhấn về không gian trong hoạt động phát hành sách Phật giáo tại các nhà sách lớn.

Điều còn thiếu mà ở đây chúng tôi xin được đề xuất, đó là những điểm nhấn thời gian trong hoạt động phát hành sách Phật giáo tại các nhà sách lớn. Đó có thể là những tuần lễ sách Phật giáo tại các nhà sách lớn.

Tuần lễ phát hành sách Phật giáo là điểm nhấn các ngày lễ Phật giáo tại các nhà sách. Hay nói bằng cách khác, là đưa lễ hội Phật giáo vào các nhà sách. Đó là tuần lễ Phật Đản (mùng tám đến rằm tháng 4 Âm lịch), tuần lễ trước ngày Vu Lan, trong đó, có thể trong tháng 7 âm lịch, tuần lễ trước ngày Phật Thành Đạo…

Địa điểm tổ chức là tại các nhà sách lớn. Đơn vị liên kết  tổ chức có thể là Ban Hoằng pháp, Ban Truyền thông, Ban Văn hóa Giáo hội các cấp, các đơn vị làm sách chuyên nghiệp…

Mục tiêu là tạo ra một điểm nhấn thời gian đối với sách Phật giáo, đưa các ngày lễ lớn của Phật giáo vào nhà sách đến với công chúng đọc sách, thông qua hoạt động giới thiệu sách, phát hành sách Phật giáo.

Một mục tiêu khác là thúc đẩy tăng số lượng phát hành sách Phật giáo, thu hút sự chú ý của bạn đọc đối với sách Phật giáo.

Những hình thức có thể thực hiện trong các tuần lễ sách Phật giáo là:

·    Treo băng-rôn, dựng pa-nô, dán áp phích: “Tuần lễ sách Phật giáo nhân… từ…đến…”, để thông báo công chúng bạn đọc, và cũng nhân đó cổ động cho ngày lễ Phật giáo được chọn làm thời điểm tổ chức tuần lễ Phật giáo.

·    Cơ quan thẩm quyền của Giáo hội gửi văn bản đến các cơ quan truyền thông đề nghị bảo trợ thông tin truyền thông.

·    Tổ chức sự kiện lễ khai mạc, lễ bế mạc tại các nhà sách lớn.

·    In ca-ta-lô giới thiệu Sách Phật giáo.

·    Tổ chức triển lãm, bày bán sách Phật giáo tại khu vực tiền sảnh, mặt tiền nơi trang trọng nhất của nhà sách.

·    Nhà sách có những trang trí mang màu sắc Phật giáo.

·    Tổ chức các buổi nói chuyện giới thiệu sách Phật giáo do các tác giả sách Phật giáo trình bày.

·    Bán sách Phật giáo bản đặc biệt có chữ ký, thủ bút lời chúc của chính tác giả.

·    Thúc đẩy các cơ quan truyền thông như báo giấy, trang tin điện tử, đài phát thanh, đài truyền hình tổ chức giới thiệu những tựa sách Phật giáo mang tính giáo hóa đạo đức, phục vụ lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng.

·    Bán sách Phật giáo giảm giá, thúc đẩy bạn đọc mua sách.

·    Tặng sách Phật giáo ấn tống.

Ngoài tuần lễ Phật Đản là thời gian bắt buộc để tuần lễ sách Phật giáo trùng hợp ngày lễ Phật giáo, các tuần lễ sách Phật giáo vào những dịp như Vu Lan, lễ Phật Thành đạo…có thể tổ chức trước ngày lễ Phật giáo, có giá trị như một sự kiện tiền sự kiện, sự kiện dẫn vào sự kiện, đồng thời giảm áp lực đối với Tăng Ni trong ngày lễ, tránh việc vừa phải lo lễ ở chùa, vừa phải lo hội ở nhà sách.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày