Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành

Ngũ Hành Sơn là điểm dừng chân mà rất nhiều du khách khi tới Đà Nẵng không thể bỏ qua, đặc biệt là Thủy Sơn- ngọn núi cao nhất trong năm ngọn núi tại đây.
Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 1
Ngũ Hành Sơn thuộc xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng

Thủy Sơn có độ cao trung bình là 106m, rộng khoảng 15ha. Đỉnh núi có 3 ngọn, nằm ở 3 tầng, giống 3 ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm Đại Hùng tinh nên núi có tên là Tam Thai. Ngọn cao nhất ở phía Tây Bắc có tên là Thượng Thai, ngọn thấp hơn ở phía Nam là Trung Thai và ngọn núi thấp nhất ở phía Đông là Hạ Thai.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 2
Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất trong quần thể núi Ngũ Hành

Ngày nay lên thăm hang động và chùa chiền ở Thủy Sơn, du khách có thể chọn đi đường bộ hoặc đi thang máy. Nếu đi bộ thì có thể chọn đi theo hai hướng: đường tam cấp phía tây nam dẫn lên chùa Tam Thai có 156 bậc hoặc đường tam cấp phía đông dẫn lên chùa Linh Ứng có 108 bậc.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 3
Ngoài leo bộ, nay đã có thang máy đưa du khách lên đỉnh Thủy Sơn

Lên tới chùa Tam Thai, thường du khách sẽ được hướng dẫn qua “Vọng Giang đài” để ngắm cảnh. Leo lên Vọng Giang đài có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn vùng đồng ruộng mênh mông của Đà Nẵng, ngắm dòng Trường Giang hay Cẩm Lệ uốn quanh, xa xa là đỉnh Trường Sơn ẩn trong mây mù.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 4
Thượng Thai nổi tiếng với Vọng giang đài và chùa Tam Thai

Chùa Tam Thai là một ngôi chùa cổ, được xây dựng cách đây 300 năm vốn được coi là quốc tự và là một di tích Phật giáo ở Đà Nẵng. Chùa được xây theo hình chữ Vương và mang nhiều nét kiến trúc của đình chùa trong cố đô Huế.

Con đường đất sau chùa dẫn đến động Huyền Không - động đẹp nhất trong quần thể núi Ngũ Hành. Động là hang lộ thiên nằm trong lòng núi. Trong động không có nhũ đá, măng đá nhưng lại rất huyền bí với luồng ánh sáng được tạo ra từ những “ lỗ thủng” trên vòm động.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 5

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 6
Động Huyền Không đầy bí ẩn ở Trung Thai

Từ động Huyền Không đi ra là động Vân Thông. Khoảng không gian phía ngoài động rất rộng nhưng càng vào trong lòng, con đường càng thu hẹp. Nhiều du khách cứ ngỡ đã là ngõ cụt nhưng với những ai ưa khám phá thì sau đó còn một con đường khác. Con đường mòn này buộc du khách phải leo, bò và trườn. Leo lên phía trên, đường càng rộng và sáng.

Thiên nhiên không phụ công người có sức, bởi lẽ trên đỉnh là một thế giới thần tiên. Từ đỉnh núi, có thể thấy được bãi biển xanh trong, có thể thấy được quang cảnh tuyệt vời của Đà Nẵng.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 7
Du khách vẫn thích bò trong động Vân Thông
hơn là leo lên dễ dàng bằng lối đi tam cấp

Cụm di tích ở Hạ Thai nổi tiếng với chùa Linh Ứng, vọng Hải Đài hay động Âm phủ. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVI, là ngôi chùa đã nhiều lần được tu bổ và rất có giá trị lịch sử.

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 8

Đến ngọn núi cao nhất dãy Ngũ Hành ảnh 9
Hạ Thai thu hút với chùa Linh Ứng và động Âm phủ kỳ bí

Để đi một vòng quanh Thủy Sơn, du khách có thể lên ở Thượng Thai rồi xuống Hạ Thai hay ngược lại.

Thiên nhiên đã ưu đãi Đà Nẵng rất nhiều đặc biệt là với cụm di tích ở Ngũ Hành Sơn.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.

Thông tin hàng ngày