Đi chùa phố cần chuẩn bị những gì?

Khóa tu Bát Quan trai tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức)
Khóa tu Bát Quan trai tại chùa Vạn Đức (TP.Thủ Đức)
0:00 / 0:00
0:00

Hỏi: Trước đây, lúc còn ở quê tôi cũng thường đi chùa. Nói chung, đi lễ ở một ngôi chùa quê cũng khá thoải mái, tùy tâm và dường như chẳng có ràng buộc gì cả. Nay tôi lên thành phố học tập, rất muốn đi chùa nhưng vì không quen ai, không biết giờ giấc sinh hoạt của chùa cũng như các phép tắc ở chùa thành phố. Vậy cho tôi hỏi muốn đi chùa, tham dự các khóa tu ở chùa thành phố thì cần lưu ý và chuẩn bị những gì?

(LÊ HIỀN, lehien19...@gmail.com)

Bạn Lê Hiền thân mến!

Chùa quê hay chùa phố đều có đặc điểm chung là cửa từ bi luôn rộng mở. Ai cũng có thể đến chùa lễ Phật, cầu nguyện, tụng kinh, tham dự khóa tu, chung tay với Tăng-Ni thực thi các Phật sự. Do đặc điểm của thị thành khá nhộn nhịp, đông đúc, xô bồ nên chùa phố thường chú trọng đến tổ chức, quản lý chặt chẽ nhằm trang nghiêm chùa viện và phục vụ bá tánh được tốt hơn.

Chùa phố thường có Tăng (Ni) hoặc cư sĩ trực ở phòng tiếp khách, văn phòng. Phật tử và khách thập phương có nhu cầu tìm hiểu về giờ giấc tụng kinh hàng ngày, thời điểm chùa tổ chức các khóa tu, những hoạt động từ thiện, các nhu cầu lễ lạt cho tín đồ Phật tử như an vị Phật, cầu an, cầu siêu v.v… đều được vị tri khách hướng dẫn tận tình, chi tiết.

Vì thế, bạn nên mạnh dạn vào phòng tiếp khách của chùa để trực tiếp tìm hiểu, tham vấn về những vấn đề mà mình đang quan tâm. Đi chùa hàng ngày, ngoài việc đúng giờ giấc tu tập, bạn cần lưu tâm đến các phép tắc cơ bản như: Cách chào hỏi người xuất gia và bạn đạo Phật tử. Hai tay chắp thành hình búp sen, cúi đầu, niệm Nam-mô Phật (Nam-mô A Di Đà Phật), con kính chào thầy (cô, chú, bác, anh, chị, em). Y phục cần kín đáo, lịch sự, tham dự các khóa lễ thì mặc áo tràng màu lam. Tác phong cần có là đi nhẹ, nói khẽ, gìn giữ sự tôn nghiêm và thanh tịnh.

Đối với việc tham dự các khóa tu một ngày như Bát quan trai, Một ngày an lạc… thì chùa đã có nội quy cũng như các hướng dẫn cụ thể. Chỉ cần có tâm nguyện tôn kính Tam bảo và thiết tha tu học thì bạn sẽ hòa nhập vào chùa phố cùng mọi người một cách thuận lợi và dễ dàng.

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày