Diễn đàn Thanh niện Việt Nam 2009 đến Học Viện PGVN tại Hà Nội nghe thuyết giảng Phật Pháp

Diễn đàn Thanh niện Việt Nam 2009 đến Học Viện PGVN tại Hà Nội nghe thuyết giảng Phật Pháp
Diễn đàn Thanh niên Việt Nam và Phát triển bền vững (VYS) năm 2009 là một diễn đàn được tổ chức trong 5 ngày từ  19-25/10/2009 tại Hà Nội. Đây là sự kiện quy mô toàn quốc lần đầu tiên của thanh niên Việt Nam hướng tới các vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Với chủ đề Biến đổi khí hậu - Hiểu và Hành động (CCAA).,

  Diễn đàn mong muốn thúc đẩy sự tham gia của thanh niên Việt Nam vào cuộc chiến chống Biến đổi khí hậu trong nước và trên thế giới, hưởng ứng Phong trào 350 - Ngày Hành động vì biến đổi khí hậu quốc tế 24/10 và Chiến dịch toàn cầu “Seal the Deal” – UNEP.

Với mục tiêu nâng cao hiểu biết, kiến thức và kỹ năng để đối phó với Biến đổi khí hậu và những vấn đề Phát triển bền vững khác, diễn đàn mong muốn tạo ra một cơ hội để các bạn trẻ trao đổi suy nghĩ và quan điểm của mình về các vấn đề Môi trường cũng như chia sẻ ý tưởng, liên kết mạng lưới và khuyến khích thanh niên hành động. Điều này bao gồm việc trao đổi các sáng kiến của thanh niên về chống Biến đổi khí hậu, cắt giảm lượng khí thải cacbon cũng như các tác động không thân thiện của con người đối với môi trường. Từ đó, các bạn trẻ sẽ truyền tải và lan toả cảm hứng từ diễn đàn để thúc đẩy những người xung quanh (bạn bè, gia đình, nhà trường, cộng đồng…) cùng thay đổi và hành động tích cực.

dien dan 1.jpg

ĐĐ Thích Đức Trường chia sẻ

Sáng ngày 23 tháng 10 năm 2009, hơn 50 sinh viên trong nước cũng như người nước ngoài  đã đến Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội tham quan và nghe thuyết giảng Phật Pháp

Sinh hoạt với đoàn, có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Thanh Ân - Chánh Văn Phòng Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Hà Nội đã giới thiệu quá trình hình thành và phát triển cũng như đường hướng, chương trình giáo dục của Học Viện.

ĐĐ  Thích Đức Trường đã chia sẽ chủ đề: “Quan niệm của Phật Giáo với vấn đề thiên nhiên môi trường”

Trong buổi nói chuyện ĐĐ Thích Đức Trường đã chia sẽ những quan điểm của Đức Phật về môi trường thông qua những sự kiện lớn của cuộc đời Đức Phật:

 -  Đức Phật đản sinh trong vườn Lâm Tỳ Ni dưới cây hoa Vô Ưu

 -  Đức Phật Thành Đạo dưới cội cây Bồ Đề

- Đức Phật lần đầu tiên thuyết pháp trong vườn Lộc Uyễn

- Đức Phật nhập Niết Bàn trong vườn Sa La Song Thọ

diendan 6.jpg

Quý Thầy tham gia trong buổi sinh hoạt

diendan 2.jpg
Quan sát môi trường trong khuôn viên Học Viện

Sự xuất hiện của Đức Phật qua 4 sự kiện lớn trong cuộc đời Ngài ngoài vấn đề tâm linh và mang ý nghĩa độ sinh, Đức Phật cũng đã gửi một thông điệp: “Hãy sống thật gần gũi với thiên nhiên” vì thiên nhiên chính là môi trường để chúng ta sống và tồn tại một cách yên ổn nhất.

Trong 45 thuyết pháp độ sinh, những sinh hoạt hoằng pháp, tu tập, thiền định của Đức Phật và những người đệ tử đều gắn liền với môi trường thiên nhiên. Điều đó được thể hiện qua hình ảnh sống động trong Phật giáo đó là hình ảnh một vị tỷ khiêu độc cư thiền định dưới gốc cây hay một mẫu hành giả lý tưởng trong Phật giáo được đề cập trong kinh Pháp Cú:

Khả ái thay núi rừng

Chổ người phàm không ưu

Vị ly tham ưu thích

Vị không tìm dục lạc (PC: 99)

diendan 3.jpg

Hoan hỹ đón nhận lời Phật dạy

Quan điểm của Đạo Phật cũng đề cao tinh thần: “Thiểu dục tri túc”. Đó là lối sống: “Ít ham muốn và biết vừa đủ”. Điều này vô cùng thiết thực trong bối cảnh hiện tại của thế giới chúng ta đang sống. Thế giới chúng ta đang đối mặt với những vấn đề về: Môi trường và biến đổi khí hậu, tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, thiên tai bão lụt, động đất.... Tất cả những vấn đề đó nguyên nhân chính là do sự khai thác bừa bãi thiên nhiên, hủy hoại môi trường sống xuất phát từ lòng tham của con người một cách không biết vừa đủ.  Nếu áp dụng tinh thần: “Thiểu dục tri túc” thì chúng ta sẽ tiết kiệm và bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên xung quanh chúng ta. Từ đó góp phần giải quyết những vấn đề lớn mà thế giới chúng ta đang quan tâm về môi trường sống

diendan.jpg
Biểu tương của Diễn Đàn Thanh Niên Việt Nam 2009

Ngoài ra giáo lý duyên sinh của nhà Phật cũng đề cập đến mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người như một mối liên hệ không thể tách rời như một sự thật bất biến. Trong kinh Phật Tự Thuyết (Tiểu Bộ I, tr. 291), nguyên lý Duyên khởi đã được Thế Tôn dạy:

“Do cái này có mặt nên cái kia có mặt.

Do cái này không có mặt nên cái kia không có mặt.

Do cái này sinh nên cái kia sinh.

Do cái này diệt nên cái kia diệt”.

Dưới cái nhìn duyên sinh, con người nằm trong mối tương quan với vũ trụ nên tất cả những hành vi “Nghiệp” của con người có ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường. Đức Phật cũng khuyên khích con người nên xây dựng chánh báo và y báo của chính mình tức ngoài việc cải tạo, sửa đổi những thói hư tật xấu của mình (chánh báo) thì cũng phải có những đóng góp vào việc xây dựng môi trường thiên nhiên (y báo) tốt hơn để có một cuộc sống, một quốc độ tốt đẹp hơn trong thế gian này.

diendan 4.jpg

Sôi nổi thảo luận ở sân trường

Những sinh viên trong: “Diễn Đàn Thanh Niên Việt Nam” tham dự buổi sinh hoạt đã hoan hỷ đón nhận những chia sẽ, những quan điểm rất mới của Phật giáo, để mỗi người có được những nhận thức tốt hơn về cuộc sống, về môi trường từ đó góp phần xây dựng một cộng đồng phát triển và bền vững về vật chất cũng như giữ gìn phát triển được những giá trị tâm linh truyền thống của người Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày