Đình và chùa khác nhau như thế nào?

Đình và chùa khác nhau như thế nào?
Theo nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung thì đình nằm ở một không gian trung tâm, rộng lớn và có phong cảnh đẹp của làng quê Việt Nam. Có ngôi đình của làng và cũng có ngôi đình chung cho nhiều xã. Từ giữa đời Trần mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế, xã hội đều diễn ra ở đình. Đình còn là nơi nghỉ ngơi, dừng chân của Vua, quan khi vi hành, tuần du. Đình là nơi thờ cúng Thành Hoàng, là nơi thực thi lệ làng (thu thuế, xét xử, khao vọng, ngả vạ…).

Theo nhà nghiên cứu Lý Khắc Cung thì đình nằm ở một không gian trung tâm, rộng lớn và có phong cảnh đẹp của làng quê Việt Nam. Có ngôi đình của làng và cũng có ngôi đình chung cho nhiều xã. Từ giữa đời Trần mọi sinh hoạt chính trị, kinh tế, xã hội đều diễn ra ở đình. Đình còn là nơi nghỉ ngơi, dừng chân của Vua, quan khi vi hành, tuần du. Đình là nơi thờ cúng Thành Hoàng, là nơi thực thi lệ làng (thu thuế, xét xử, khao vọng, ngả vạ…).

Lễ Tết, hội hè, diễn xướng đều thực hiện ở đình và sân đình. Đình là nơi nhân dân giao tiếp, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm làm ăn. Đình là một tập hợp kiến trúc mở, không có tường bao quanh. Nội thất và ngoại thất của đình được trang trí nguy nga, độc đáo. Nhiều đình có các bức tượng, phù điêu được khắc chạm công phu. Vào đình phải qua cổng tam quan và sân đình. Đình thường có các cột gỗ to; có cổng to, có bể nước mưa, có hòn non bộ. Đình thường có 3 gian dài: chính tẩm là gian ở giữa, bên trong có bệ thờ, sau bệ thờ là hậu cung đặt tượng Thành Hoàng ngồi trên ngai sơn son thếp vàng. Mái đình thường lợp ngói âm dương, viên nọ ốp lên viên kia và bò lên nóc cao, có 4 góc cong vút với những ngọn đao trang trí. Hai bên đình có hai dãy nhà phụ để chứa kiệu bát cống, long đình, cờ, biển, trống, chiêng, quạt, các đồ lễ tế, rước xách… Còn có gian riêng gọi là nhà hậu dùng để cúng hậu. Có nơi trước mặt đình còn có kiến trúc nhỏ gọi là phương đình hoặc bái đình.. Những đình nổi tiếng ở nước ta là ở Đình Bảng, Chu Quyến, Tây Đằng, Triều Khúc, Kim Liên, Chèm…

Theo thông tin trên mạng (http://vi.wikipedia.org) thì chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo. Tuy nhiên, chùa Việt Nam ngoài thờ Phật còn thờ thần (Chùa Thầy ở Hà Tây và Chùa Láng ở Hà Nội thờ Từ Đạo Hạnh và Lý Thần Tông), thờ tam giáo (Phật – Lão – Khổng), thờ Trúc Lâm Tam tổ v.v. Để chỉ chùa thờ Phật, trong tiếng Việt còn có từ "chiền"... Một số người cho rằng từ "chiền" có thể có gốc từ cetiya của tiếng Pali hay caitya của tiếng Phạn, cả hai dùng để chỉ điện thờ Phật.

Theo câu tục ngữ Việt Nam "đất vua, chùa làng", các ngôi chùa đa số là thuộc về cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam. Việc chọn đất xây chùa thường bị chi phối bởi quan niệm phong thuỷ. Xây dựng chùa, phải chọn đất tốt, ngày tốt, giờ tốt. Đất tốt là nơi bên trái trống không, hoặc có sông ngòi, ao hồ ôm bọc. Núi hổ (hay tay hổ) ở bên phải phải cao dày, lớp lớp quay đầu lại, hoặc có hình hoa sen, tràng phướn, long báu hoặc có hình rồng, phượng, quy, xà chầu bái. Đó là đất dương cơ ái hổ (nền dương có tay hổ) vậy. Nước thì nên chảy quanh sang trái. Nếu đảo ky, thì mạch nước lại vào ở phía trước. Trước mặt có minh đường hay không có đều được cả. Phía sau không nên có núi áp kề, thế là đất tốt...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày