Đoàn Phật giáo Hongkong thăm Hải Phòng

(GNO-Hải Phòng): Những ngày cuối tháng 10 và đầu tháng 11-2010 vừa qua, đoàn Phật giáo Hongkong (Trung Quốc) do HT.Saddha Loka (Thích Quảng Tín) làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại thành phố cảng Hải Phòng.

Tháp tùng đoàn có các Phật tử là nhân sĩ trí thức, nhà doanh nghiệp người Hongkong, trong đó bao gồm các Phật tử Việt kiều đang định cư tại Hongkong.

haiphong.gif

Trong thời gian ở thăm tại đây, đoàn đã đến chào xã giao và làm việc với UBND TP (ảnh), BTS Thành hội PG, Tổ đình Hồng Phúc (Q.Kiến An), thăm viếng các danh lam cổ tự và một số các gia đình nạn nhân bị ảnh hưởng chất độc da cam.

Trong buổi tiếp thân mật phái đoàn, Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Nguyễn Văn Thành đã giới thiệu về đặc điểm tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khẳng định sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền trong nỗ lực thúc đẩy phong trào Phật giáo hoạt động và phát triển, đáp ứng nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng, tâm linh của nhân dân thành phố. Ông Chủ tịch TP cũng đã chân thành bày tỏ lòng biết ơn HT.Saddha Loka do đã có nhiều công lao cứu giúp các thuyền nhân Việt Nam, trong đó có bà con gốc Hải Phòng tại các trại tỵ nạn Hongkong những năm trước đây; đồng thời mong muốn trong thời gian tới, Hòa thượng sẽ quan tâm tới công tác từ thiện, nhất là đối với các nạn nhân chiến tranh ở thành phố Cảng khá gần gũi với Hongkong.

Được biết, HT.Saddha Loka (Thích Quảng Tín) sinh trưởng ở miền Tây nước Đức, năm nay 75 tuổi, là một tu sĩ Phật giáo có nhiều đóng góp cho các hoạt động nhân đạo và cứu trợ quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày