Độc đáo tranh Phật thêu bằng... tóc người

Độc đáo tranh Phật thêu bằng... tóc người

GNO - Bức tranh thêu Phật giáo độc nhất vô nhị này có lịch sử từ thế kỷ 17, được triển lãm ở Kyoto (Nhật Bản) từ ngày 8-2 qua (ảnh).

Tác phẩm này được phát hiện vào năm 1997 tại chùa Joganji, quận Kamigyo, thuộc Kyoto. Bức tranh thêu hình Đức Phật ở trạng thái Niết-bàn, cao 170,6 cm, rộng 84,2 cm. Tranh được thêu vào năm 1678, bởi một vị tu sĩ Phật giáo có tên là Kunen, người đã chu du đến Nhật Bản trong thời gian này. Tóc để thêu nên bức tranh được xin từ những người dân có hạnh nguyện muốn về Tây phương sau khi xả báo thân tứ đại trong đời này, đó là chất liệu dùng để thêu thành tóc của Đức Phật.

Theo thông tin từ một giảng viên Khoa Lịch sử văn hóa Nhật Bản, Đại học Kobe Gakuin, Kunen còn chế tác các tác phẩm khác như các đồ hình mạn-đà-la, sử dụng tóc của hơn 10.000 người. Trong hơn 70 mạn-đà-la, 8 tác phẩm vẫn còn tồn tại cho đến nay. Việc sử dụng tóc người trong các tác phẩm Phật giáo khá phổ biến nhưng chỉ sử dụng duy nhất một nguyên liệu là tóc người như các tác phẩm này thì thật sự hiếm hoi.

V.C.Hưng - Trọng Hiếu (Theo Japan Daily Press)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Dòng người đổ về chùa Quán Sứ chiêm bái xá-lợi Đức Phật xuyên đêm

Dòng người đổ về chùa Quán Sứ chiêm bái xá-lợi Đức Phật xuyên đêm

GNO - Xá-lợi Đức Phật thỉnh từ Ấn Độ về Việt Nam trong Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại TP.HCM, đã được cung rước tôn trí tại trụ sở Trung ương GHPGVN - chùa Quán Sứ, Thủ đô Hà Nội. Những ngày qua, dòng người các tỉnh thành miền Bắc đã đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái ngày càng đông.
Báo Giác Ngộ số 1302: An cư và hậu an cư

Báo Giác Ngộ số 1302: An cư và hậu an cư

GNO - Năm nay, nhuận ÂL, có hai tháng Sáu. Tôi có nghe các vị thầy lớn nói, thời điểm an cư sẽ lùi lại vào ngày 16-5 ÂL. Theo như thông lệ thì sau Đại lễ Phật đản, ngày 16-4 ÂL chư Tăng Ni sẽ bước vào mùa kiết hạ an cư 3 tháng. Sao không tiến hành an cư bình thường như hàng năm mà phải lùi một tháng?

Thông tin hàng ngày