Đời sống trong tu viện

GNO- “Chúng ta sống đời khoan dung. Xã hội Hoa Kỳ là xã hội tiêu thụ. Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ mọi người không bôn ba chạy theo vật chất nữa, để họ có thể học được Sự Ban Tặng và hiểu điều đó tốt đẹp như thế nào.”

111tc.jpg

Hòa thượng Thubten Chodron,vị trụ trì và cũng là người sáng lập Tu Viện Sravasti Abbey, đang hướng dẫn một buổi tọa thiền trước khi thuyết pháp.

… Nhắm mắt, cúi đầu, chắp tay, ngồi trên bồ-đoàn trước một bàn thờ Phật được bày trí công phu, khoảng 10 người đang tọa thiền trong im lặng. Sư trụ trì đang hướng dẫn họ cầu nguyện. Dáng người mảnh mai, khoác áo màu đỏ thẫm, Hòa thượng Thubten Chodron là một vị tu sĩ Phật giáo (PG) theo truyền thống Tây Tạng, một người lãnh đạo tâm linh nổi tiếng trên thế giới về đạo pháp của ngài.

Cách đây hai năm, Hòa thượng Chodron đã xây dựng nên tu viện này trong một vùng thôn quê hẻo lánh, cách thủ phủ Spokane 50 dặm về phía Bắc. Vây quanh bởi 240 hecta rừng và đồng cỏ, Sravasti là tu viện duy nhất trong vùng. Trong khi nhiều thành phố có những trung tâm PG và chùa chiền Tây Tạng, những chốn thiêng liêng dành cho sự ẩn tu như vầy trở nên rất hiếm hoi ở Hoa Kỳ.

Mấy tháng gần đây, tu viện bất ngờ đón tiếp một số khách viếng từ khắp nơi, đến để tìm hiểu về PG, và một số khách đã trở thành tình nguyện viên. Họ cùng cầu nguyện, nghe vị trụ trì thuyết pháp, và tổ chức những cuộc thảo luận ở ngôi nhà gỗ đươc xem là thiền đường ở đây. Họ nấu nướng và ăn uống trong im lặng ở tòa nhà chính - giống những căn nhà gỗ ở Thụy Sĩ, trên những cửa sổ treo cờ cầu nguyện của Tây Tạng.

Nhiều người viếng thăm tu viện trong một ngày hoặc một tuần. Một số khác ở lại đến nhiều tuần lễ, hoặc bốn tháng hay lâu hơn nữa. Mặc dù tu viện này dành đặc biệt cho việc ẩn tu và những ai chuẩn bị xuất gia, tu viện vẫn đón chào người thế tục muốn tìm hiểu sâu xa đời sống tinh thần của họ.

Tuần này, bảy người thế tục cùng ba người khác sống trong tu viện đang dự một khóa tu để hiểu hơn về động cơ muốn sống đời tu hành của họ. Một số không biết mình có thật sự muốn trở thành tu sĩ hay không, để theo đuổi cả đời một đời sống tâm linh, phục tùng, khiêm tốn, độc thân, và hoàn toàn giản dị mộc mạc - nhưng họ lại muốn khám phá những điều đó.

Kathleen Herron nói: “Tôi muốn sống hết mình cho đời sống này”. Cô đã theo đạo Phật 10 năm trước, sau khi đã làm mẹ và theo đuổi nghề nghiệp của mình là một luật sư và một nhà hoạt động chính trị. “Tôi tìm học phương pháp xuất sắc này để bổ sung thêm cho những giá trị nghề nghiệp của mình”.

Sinh tại thành phố Chicago vào năm 1950, Hòa thượng Chodron được một gia đình người Do Thái “vô thần” nuôi dưỡng trong xóm đạo Thiên Chúa giáo ở Los Angeles. Ngài tốt nghiệp trường Đại học California và trở thành giáo viên sau một năm đi khắp châu Âu, chấu Á, và Bắc Phi.

Năm 1975, sau khi tham dự một khóa tu Thiền, ngài đi đến Nepal để nghiên cứu cùng với những giáo viên của lớp là HT.Lama Yeshe và HT.Zopa Rinpoche. Ngài làm lễ tuyên thệ sa-di vào năm 1977, và thọ đại giới năm 1986. Ngài tiếp tục nghiên cứu PG ở Ấn Độ, Pháp quốc và những nơi khác. Ngài cũng thuyết pháp tại Singapore và thành phố Seattle , và tham dự những cuộc đối thoại giữa Do Thái giáo-Phật giáo và Thiên Chúa giáo-Phật giáo. Ngài là tác giả của nhiều cuốn sách như Open Heart, Clear Mind, và Working with Anger. Rất nhiều người chỉ đến viếng tu viện nhưng lại trở thành những học trò lâu dài của ngài. Họ cúi đầu chào khi ngài bước vào lớp. Một nụ cười dịu dàng và những câu đùa ngộ nghĩnh bất chợt của ngài khiến cả lớp cảm thấy thân mật hơn.

“Hòa thượng Chodron nói bằng một ngôn ngữ mà tôi có thể hiểu được”, Andy Housiaux nói. Anh cũng là người dự khóa tu, 25 tuổi, là giáo viên trường trung học dạy môn Nghiên cứu Xã hội. “Ngài có cách diễn tả ý của mình rất rõ ràng.”

Vài năm trước, ngài đã tìm khắp đất nước một địa điểm để xây dựng một tu viện. Ngài muốn tìm một môi trường ở miền quê, một nơi để “tâm trí được yên tĩnh hơn”. Ngài đã khám phá ra vùng đất Newport ở Bắc Idaho khi đến thăm Boise , thủ phủ tiếu bang Idaho , vào năm 2003.

Tu viện Sravasti đã được xây dựng bằng lòng hảo tâm của mọi người, ngài nói.

Vì là một Tỳ kheo Ni, ngài cùng những Tỳ kheo và Tỳ kheo Ni khác nương vào sự cúng dường của Phật tử, không chỉ để bảo quản tu viện, mà còn dùng tiền để mua thức ăn, quần áo và thuốc men. Nhờ tự trồng rau, tu viện không bao giờ phải đi chợ - họ chỉ ăn thức ăn do láng giềng và khách viếng cúng dường. Đáp lại, tu viện luôn mở rộng cửa đón khách viếng ở lại, cung cấp sách và tài liệu, chương trình, và những khóa lễ của tu viện.

 “Chúng tôi sống đời khoan dung”, ngài giải thích. “Chúng tôi chia sẻ những cái chúng tôi có, và chúng tôi sống bằng sự cúng dường. Xã hội Hoa Kỳ là xã hội tiêu thụ. Chúng tôi cố gắng kéo mọi người thoát khỏi đời sống vật chất, để họ có thể học được sự ban tặng, và hiểu điều đó tốt đẹp như thế nào”.

Những ai sống ở tu viện để nghiên cứu PG và thiền định cũng phải tuân theo những quy tắc: ăn chay, không sắc dục, không uống rượu, không hút thuốc, không khiêu vũ hay ca hát (dù là nghe radio và nghe nhạc không lời), và giữ im lặng từ 7g30 tối đến 7g30 sáng hôm sau.

Trong suốt khóa tu 2 tuần lễ “Tìm hiểu đời sống tu hành”, nhiều người luôn thức dậy từ 4 giờ sáng để thiền định. Một vài người vào thiền đường để lạy, tụng kinh, và cúng dường thức ăn, hoa trái và nước trên bàn thờ Phật. Ngài Chodron giải thích: “Chư Phật không cần chúng ta lễ lạy các Ngài, nhưng việc đó sẽ rèn luyện tâm từ và phát triển thói quen bố thí”.

Suốt ngày họ nghe pháp rồi tham gia những cuộc thảo luận, và làm việc cùng nhau - nấu nướng, đi chợ, làm đúng theo thời khóa biểu.

“Tôi thích đời sống đơn giản này”, Nerea Keesee nói. Cô là một người ở tại tu viện, theo đạo Phật từ lúc 15 tuổi khi cô theo mẹ đến Trung tâm Phật giáo Chagdud Gona-Padma Ling Buddhist Center . “PG dạy chúng ta có trách nhiệm với tất cả những việc làm của mình, không đổ lỗi cho người khác, và có thể giúp đỡ mọi người”.

Qua những lần sư trụ trì thuyết pháp và thảo luận hàng ngày, Herron và các bạn đã hiểu ra rằng trở thành một Tỳ kheo hay Tỳ kheo Ni không có nghĩa là từ bỏ thế gian để sống cuộc đời ẩn tu, mà là đi theo con đường của Đức Phật và đền đáp lại cho đời những gì họ đã vay mượn.

Từ khi tu viện thành lập năm 2003, ngài Chodron và những người sống ở tu viện đã cúng dường một số thức ăn họ nhận được cho ngân hàng thức ăn, và cung cấp một số vật liệu xây dựng nhà ở cho tổ chức Habitat for Humanity. Họ cũng tham gia sinh hoạt của nhà tù - Ngài Chodron thường đến viếng những nhà giam, nhà tù trong khu vực, còn những người khác trao đổi thư từ với các tù nhân. Ngoài việc viết sách, ngài còn dành thời gian để nói chuyện, thuyết pháp tại thủ phủ Spokane và những nơi khác. Năm ngoái ở Newport ngài đã thuyết về những căng thẳng trong quản lý và cách đối phó với cơn giận.

“Đạo Phật không phải là giáo điều hay là một lý thuyết”, Ngài Chodron nói. Ngài luôn mặc những y phục đó mỗi ngày và cạo đầu để “tu hành cho cái đẹp bên trong” thay vì chỉ tập trung vào dáng vẻ bên ngoài.

Ngài chia sẻ: “Học cách ‘làm việc bằng cái tâm’ là điều hết sức bình thường”.

“Đó là điều mà các Phật tử phải tu tập trong đời sống hàng ngày của mình”, Herron nói. Chúng ta cũng nên biết là Herron xưa kia theo đạo Thiên Chúa.

Tuy nhiên, cam kết sống đời sống tu hành là một thay đổi quyết liệt. Họ phải từ bỏ nghề nghiệp ở mọi lãnh vực: giáo dục, luật, y khoa v.v… Đời sống tu hành cũng sẽ thay đổi tất cả mối liên hệ của họ. Herron đã sống với cha mẹ 7 năm nay ở Portland . Cô cũng đã có một con trai năm nay 30 tuổi, và cô đang mong đợi có cháu. Nhưng khi là một nữ tu, cô sẽ không thể chăm cháu mặc dù cùng sống trong một thành phố. Cô công nhận: Tôi ham thích học hỏi ở đây, nhưng tôi cũng đang lo sợ. Tôi đang phân vân giữa cái “Có” và “Không”.

Cho dù họ sẽ không trở thành tu sĩ, những người đến đây nói rằng họ bắt đầu tìm thấy cách giải quyết cho những vấn đề ám ảnh họ đã nhiều năm nay. Keesee luôn thay đổi môn học sở trường nhiều lần, bây giờ cô muốn chấm dứt cái “cách làm việc theo cảm tính” đó. Housiaux thì hy vọng sẽ trở thành một người biết lắng nghe tốt hơn để đời sống của mình có nhiều ý nghĩa.  Nanc Nesbitt, một họa sĩ ở Seattle , đã sống ở tu viện một năm rưỡi, mong mỏi tìm được một nơi lý tưởng như thế này, để không còn tự hỏi mình: “Tại sao trên thế gian này không có gì có thể mang đến cho tôi một hạnh phúc vĩnh cửu?”

Trong khi đó, ngài Chodron vẫn tiếp tục bàn luận về những ưu điểm của cái tâm đã biết tu: khiêm nhường, lễ phép, khoan dung, có khả năng tạo tiếng cười và tình thương yêu cho mọi người.

Ngài nói: “Phải chống lại cái bản ngã của mình. Chúng ta phải tu tập để có được một trái tim biết yêu thương trong một xã hội mà mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Duy Trấn trao tiền hỗ trợ của bạn đọc đến bệnh nhân

Ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ trao tiền hỗ trợ của bạn đọc đến bệnh nhân nghèo

GNO - Vừa qua, tại Trụ sở Báo Giác Ngộ (85 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM), Hòa thượng Thích Duy Trấn, Phó Thường trực Ban Từ thiện xã hội Báo Giác Ngộ cùng Ni sư Thích nữ Thông Liên, Chánh Văn phòng đã tổ chức trao tiền của bạn đọc hỗ trợ bệnh nhân đăng trên mục Mở rộng lòng từ của báo.
Chiêm bái xá-lợi Phật

Chiêm bái xá-lợi Phật

GNO - Quan trọng nhất trong việc chiêm bái xá-lợi là phương diện tâm linh và cảm nhận của tự thân. Xá-lợi Phật tự thân đã là báu vật linh thiêng. Những người hữu duyên khi được tiếp xúc và chiêm bái xá-lợi sẽ cảm nhận được năng lượng bình an, thân tâm lắng đọng, tĩnh tại và thăng hoa rất khó chia sẻ.

Thông tin hàng ngày