Đón đọc báo Giác Ngộ số 1129, phát hành ngày 26-11-2021

0:00 / 0:00
0:00
GNO - Đêm 19-11-2021, những ngọn nến được thắp lên, tiếng đại hồng chung của những ngôi tự viện đồng loạt ngân vang cầu nguyện cho người mất được siêu thoát, cuộc sống sớm ổn định và nỗi đau tột cùng này sẽ không lặp lại trên quê hương Việt Nam.
Bìa 1 báo Giác Ngộ số 1129 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Bìa 1 báo Giác Ngộ số 1129 - Mỹ thuật: Tống Viết Diễn

Báo Giác Ngộ số 1129 xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc bài viết cùng những hình ảnh trong đêm "Lễ tưởng niệm đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19".

Báo Giác Ngộ số 1129 ra ngày 26-11-2021 còn có các nội dung chính sau:

- Mục Phật học, có đăng bài giảng "Bồ-tát từ quả hướng nhân: Dược Vương Bồ-tát" do Hòa thượng Thích Trí Quảng giảng tại chùa Huê Nghiêm; "Làm chủ cuộc đời bằng thiểu dục và tri túc" của tác giả Thông Bảo.

- Chuyên mục Từ những trang kinh có bài: "Nhân Giới sinh Định, nhân Định phát Tuệ" tác giả Quảng Tánh.

- Mục Tư vấn chia sẻ với bạn đọc về vấn đề: "Thần đất đai viên trạch giống hay khác với thần Thổ Địa?".

- Mục Văn hóa giới thiệu cùng bạn đọc các bài viết hướng đến Đại hội đại biểu Phật giáo nhiệm kỳ 2021-2026 các quận, huyện: "Điểm sáng đào tạo thế hệ Tăng Ni trẻ kế thừa" (Phật giáo quận 6) của Khánh Vi; "Tăng Ni Phật tử huyện Nhà Bè đoàn kết trong các Phật sự", tác giả Như Danh; "Tiếp tục thực hiện các Phật sự trọng tâm" (Phật giáo quận Bình Tân), tác giả Quảng Hậu...

- Chuyên mục Bạn trẻ kỳ này có bài "Ước nguyện nhói lòng trong đêm hoa đăng" của Hạnh Ý.

- Mục Quốc tế có bài: "Ra mắt bộ phim tài liệu về nền văn minh Gandhara" (Phổ Tịnh dịch); "Thiền sư Pomnyun: Đối mặt với thách thức giãn cách trong đại dịch" (Phổ Tâm lược dịch).

- Mục Sáng tác có đăng truyện ngắn "Mùa lũ năm đó" của tác giả Nguyễn Thị Bích Nhàn; thơ "Đêm tưởng niệm" của Tâm Không Vĩnh Hữu; "Đôi mắt di cư", tác giả Dương Thắng.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày