Đón đọc Giác Ngộ số 657 ra ngày mai 30-8

GNO - Trên trang 3 số này đặc biệt có bài Thêm một sử liệu giá trị về chủ quyền biển đảo của Việt Nam : Địa dư đồ khảo. Giác Ngộ cũng ghi nhận lại buổi giới thiệu tài liệu quý này: Thêm một tập sách khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

b1.jpg

Bìa Giác Ngộ số 657 - Mỹ thuật: HS.Nhuận Thường

Số này cũng có bài cảm nhận đặc sắc của Ni sư Như Đức về Mùa hoan hỷ - với những trải nghiệm đầy cảm xúc:Những ngày tháng an cư đã qua như một cánh chim bay mất hút. Nhiều năm tiếp nối theo nhau, mỗi năm đều có một ngày lễ vô hạ, một ngày lễ ra hạ. Những buổi lễ theo truyền thống, lời thưa bạch tiếng dạ vâng y ngôn giáo. Trong tâm tư đại chúng còn đọng lại điều gì? Không thể phân tích rõ ràng, không thể kể lể với ai rằng trong ba tháng hạ này tôi như thế như thế! Chỉ trừ những việc đặc biệt xảy ra khiến tâm lưu giữ, những mùa và những năm tháng cứ êm đềm thản nhiên trôi qua...”.

BS.Đỗ Hồng Ngọc nói về Thấp thoáng lời kinh tập hợp các bài viết đăng trên báo Giác Ngộ và tạp chí Văn Hóa Phật Giáo dưới góc nhìn của Phật giáo của chính tác giả.

Giác Ngộ số này giới thiệu Phật giáo Thái Nguyên với bài Khởi sắc Phật giáo ở tỉnh miền Đông bắc Bắc Bộ Phật giáo Vĩnh Phúc với 10 năm một chặng đường...

Ghi nhận những hoạt động tâm linh, văn hóa Phật giáo với Vu lan về khắp nơi… Bên cạnh đó, các tự viện cũng chia sẻ với người kém may mắn qua bài Vu lan chia sẻ yêu thương.

Nhân đọc “Mẹ trên sân khấu Kim Cương”: Lưu một chữ: Tình.

Ngoài ra, Giác Ngộ số này còn nhiều bài viết với nội dung phong phú: Tội bất hiếu, Bàn tay mẹ, Niềm tin của mẹ, Ai nhặt lá? Mùa Vu lan, bạn trẻ hướng về cha mẹ, Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc đang dần được truyền bá trên toàn cầu, Xá-lợi Phật sẽ được trưng bày tại Viện Bảo tàng quốc gia, Phát hiện sáu bức tượng Phật cổ, Thành lập Trung tâm Bodhi Path tại thành phố Calgary, Bao la lòng mẹ…, Mẹ Việt Nam ơi!, Thấy và viết: Mùa “tác nghiệp” của… sư giả!...

Tổ Tư vấn Giác Ngộ trả lời câu hỏi liên quan đến hiếu hạnh của phận làm con: Công ơn sanh-dưỡng đều sâu nặng

HỎI:

Tôi là một Phật tử, ngay lúc sanh ra đã bị cha mẹ bỏ rơi, do tôi là kết quả của tình yêu lừa dối của cha mẹ. Tôi được ông bà nhận nuôi. Lớn lên lá rụng về cội, tôi tìm về gặp mẹ vì tôi không cho phép mình bất hiếu hoặc trách móc cha mẹ. Tôi đi làm có cuộc sống ổn định, nhưng ngặt nỗi mỗi lần tôi về gặp mẹ là mỗi lần bà không vui. Bà lúc nào cũng sợ tôi thương mẹ nhiều hơn bà. Tôi biết bà rất thương tôi nên hơi ích kỷ, bà nói “công sanh sao bằng công dưỡng” hoặc “nó (mẹ tôi) có nuôi con ngày nào đâu?”. Mẹ tôi cũng lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu nhưng khả năng tôi lại có hạn, phần vì không muốn phải lén bà giúp đỡ mẹ nên tôi rất khổ tâm. Tôi có suy nghĩ có lẽ mẹ tôi đã không gieo nhân nơi con nên việc gặt quả (nhờ con) không có, cụ thể là tôi muốn giúp mẹ mà bị nhiều cản trở. Nếu tôi cứ tiếp tục bỏ mặc mẹ như vậy có mang tội bất hiếu không? Và tôi phải làm như thế nào để vẹn cả đôi đường?

(KHOA, khoanguyen_inlove32@yahoo.com)

Bạn đọc quan tâm tìm đọc báo Giác Ngộ số 657 ra ngày 30-8 tại các sạp báo và hệ thống phát hành báo chí cả nước, hoặc liên hệ Phòng Phát hành Giác Ngộ để đặt báo dài hạn. ĐT: 08.39300675 - 39306982.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng Thích Lệ Trang chủ trì, phát biểu tại buổi họp mở rộng - Ảnh: Bảo Toàn/BGN

Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM sẽ không nhận hoa, phẩm vật chúc mừng tại các hội nghị sắp tới

GNO - Đó là thông báo của Hòa thượng Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM trong buổi họp mở rộng của Ban Thường trực Ban Trị sự TP với các ban chuyên môn trực thuộc, Ban Trị sự TP.Thủ Đức, 21 quận huyện nhằm triển khai các hoạt động Phật sự cuối năm Giáp Thìn, vào sáng nay, 14-12, tại Việt Nam Quốc Tự.
Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày