Đón nhận Bằng “Di sản tư liệu ký ức thế giới”

Sáng 7-10, chùa Vĩnh Nghiêm (tỉnh Bắc Giang) đã trọng thể tổ chức đón Bằng công nhận mộc bản kinh là “Di sản tư liệu ký ức thế giới” khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

images1008501_Mocban1(1).jpg

Lễ đón Bằng công nhận “Di sản tư liệu ký ức thế giới”
cho
mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm

Ngay từ sáng sớm đã có đông đảo chư tôn đức Tăng Ni, đại biểu từ Trung ương đến địa phương và hàng nghìn khách thập phương vân tập tại chùa Vĩnh Nghiêm trong sự trang nghiêm và thành kính.

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Thanh Phong - Ủy viên Thường trực kiêm Phó ban Từ thiện xã hội TƯGH khẳng định: “Toàn bộ 3.050 mộc bản kinh ở chùa Vĩnh Nghiêm hầu hết được khắc trong khoảng thời gian từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19.

Bộ mộc bản kinh chủ yếu là kinh, sách, các văn bản về giới luật nhà Phật và một số trước tác về thơ, phú, nhật ký của nhiều vị cao tăng dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Trong đó nhiều bộ sách độc bản chỉ còn lại duy nhất ở Vĩnh Nghiêm như bộ sách chữ Nôm là Thiền tông bản hạnh”.

images1008502_Mocban2(1).jpg

Bằng công nhận mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) là "Di sản tư liệu ký ức thế giới"

Đây là một sự kiện hết sức quan trọng đối với chư Tăng chùa Vĩnh Nghiêm. Vì vậy trong buổi lễ, ngoài nghi lễ đón bằng di sản còn diễn ra nhiều hoạt động Phật giáo khác, đặc biệt nhất là lễ hội cầu quốc thái dân an, thế giới hòa bình.

Trước đó, tối 6-10, tại TP.Bắc Giang đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận các di sản văn hóa và khai mạc ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc tỉnh Bắc Giang lần thứ V.

Về việc mộc bản kinh chùa Vĩnh Nghiêm được UNESCO công nhận là “Di sản tư liệu ký ức thế giới” khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tại buổi lễ, thay mặt Đảng và Nhà nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Đây là một sự kiện hết sức quan trọng đối với tỉnh Bắc Giang nói riêng và Phật giáo nước ta nói chung.

images1004788_Mocban.jpg

Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm

Thông qua 3.050 tấm mộc bản kinh có nhiều giá trị độc đáo và ý nghĩa quý hiếm đã khẳng định vị thế tầm vóc cũng như giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam đối với khu vực và thế giới”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày