Đức Dalai Lama khai khóa giáo lý cho Phật tử Mông Cổ

GNO - Ngày 2-12, Đức Dalai Lama khai mạc khóa giáo lý 4 ngày về Bồ-đề đạo thứ đệ của Tông Khách Ba tại Tsuglakhang, ngôi chùa chính ở Dharamsala.

dUc dalai.jpg


Đức Dalai Lama hoan hỷ quang lâm khai mạc lớp giáo lý

Khóa giáo lý này được yêu cầu bởi một nhóm Phật tử Mông Cổ. Khoảng 4.000 người từ 48 quốc gia trong đó có 700 người Mông Cổ đang theo học và sẽ kết thúc vào ngày mai, 5-12.

Mô tả mối quan hệ giữa Tây Tạng và Mông Cổ trước khi bắt đầu khóa giáo lý, ngài nói: "Trước đó ở châu Á, Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ đã chia sẻ một lịch sử lâu dài. Tây Tạng và Mông Cổ có một mối quan hệ đặc biệt. Không chỉ 2 nước có cùng đức tin Phật giáo, mà tôi nghĩ rằng chúng ta cũng chia sẻ phong tục và truyền thống tương tự".

Ngài giải thích nguồn gốc của tên Dalai Lama, một tên Mông Cổ, ngài nói, "Đức Dalai Lama thứ ba Sonam Gyatso đã thăm Mông Cổ và tạo ra một mối quan hệ tốt. Đó là cách mà từ Dalai ra đời. Khi mọi người hỏi tôi xin chữ ký, tôi đã ký Dalai Lama và sau đó khi họ hỏi tôi về ý nghĩa, tôi nói, Dalai Lama là một từ Mông Cổ".

Cái tên Dalai Lama có nghĩa là Trí Tuệ Như Biển đã được tặng cho Đức Dalai Lama thứ ba Sonam Gyatso bởi vua Mông Cổ Altan Khan và ngược lại, Đức Dalai Lama đã tặng cho Altan Khan cái tên Brahma, vua của tôn giáo.

"Bởi vì tên của Dalai Lama thứ ba Sonam Gyatso có từ Gyatso (có nghĩa là Biển trong tiếng Tây Tạng), tôi nghĩ rằng đây là lý do tại sao ngài được gọi là Dalai (nghĩa là Biển trong tiếng Mông Cổ)", ngài nói thêm.

Đức Dalai Lama cũng khen ngợi các Phật tử Mông Cổ vì bản dịch của Bồ-đề đạo thứ đệ bằng ngôn ngữ Mông Cổ.

Webcast trực tiếp khóa giáo lý từ 2-12 đến 5-12-2014 có sẵn tại website chính thức của ngài. Ngài sẽ giảng nói bằng tiếng Tây Tạng và sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Anh, Trung Quốc, tiếng Hin-đi, tiếng Việt, tiếng Mông Cổ và tiếng Nga.

Vào ngày cuối của khóa giáo lý, ngài cũng sẽ trao pháp quán đảnh Quán Thế Âm Bồ-tát.

Văn Công Hưng (Theo Phayul)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày