Đức Pháp chủ quang lâm trao học bổng Đức Nhuận cho Tăng Ni sinh viên khoa Phật học Sanskrit

Đức Pháp chủ và chư tôn đức lưu niệm cùng các Tăng, Ni sinh được nhận học bổng Đức Nhuận - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
Đức Pháp chủ và chư tôn đức lưu niệm cùng các Tăng, Ni sinh được nhận học bổng Đức Nhuận - Ảnh: Bảo Toàn/BGN
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Chiều nay, 31-10, tại Thư viện Trí Quảng thuộc Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM (cơ sở II, xã Lê Minh Xuân, H.Bình Chánh), Đức Pháp chủ GHPGVN - Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng quang lâm trao học bổng Đức Nhuận do Hội đồng Chứng minh chủ trương đến Tăng, Ni sinh viên khóa XIX khoa Sanskrit.
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng ban huấn từ

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng ban huấn từ

Tham dự có sự hiện diện của Hòa thượng Thích Nguyên Giác, Trưởng khoa Phật học Sanskrit; Thượng tọa Thích Giác Dũng, Phó Viện trưởng, Trợ lý Hòa thượng Viện trưởng Học viện; Thượng tọa Thích Phước Lượng, Phó Viện trưởng kiêm Trưởng ban Quản viện Tăng; Đại đức Thích Lệ Ngôn, Trưởng phòng Đào tạo và Tăng, Ni sinh khóa XIX - khoa Phật học Sanskrit.

Tham dự còn có Tiến sĩ Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Đà Nẵng và các Phật tử ngoại hộ Tam bảo.

Thượng tọa Thích Giác Dũng giới thiệu về chương trình đào tạo của khoa Sanskrit tại Học viện

Thượng tọa Thích Giác Dũng giới thiệu về chương trình đào tạo của khoa Sanskrit tại Học viện

Phát biểu mở đầu, Thượng tọa Thích Giác Dũng cho biết, trong hệ thống giáo dục Đại học Phật giáo VN hiện nay có 4 học viện (tại Hà Nội, TP.HCM, Huế và Cần Thơ). Ngoài Học viện Phật giáo Nam tông tại TP.Cần Thơ chuyên đào tạo về ngôn ngữ Pali, thì Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM là nơi duy nhất đang có chuyên khoa đào tạo về ngôn ngữ Sanskrit.

"Hòa thượng Viện trưởng đương nhiệm khi du học tại Nhật Bản đã từng được học qua chữ Sanskrit và thấy được tầm quan trọng trong việc nghiên cứu các văn bản gốc liên quan đến kinh điển Phật giáo nên ưu tiên và giữ lại khoa này mặc dù người chọn học rất khiêm tốn, do ngôn ngữ tương đối khó, khô khan.", Thượng tọa Thích Giác Dũng thông tin.

Đức Pháp chủ quang lâm trao học bổng Đức Nhuận cho Tăng Ni sinh viên khoa Phật học Sanskrit ảnh 3

Đức Pháp chủ trao học bổng đến các Tăng sinh khóa XIX theo học khoa Phật học Sanskrit

Ban huấn từ tại buổi lễ, Đại lão Hòa thượng Pháp chủ, Viện trưởng nhấn mạnh trong Phật giáo có 4 cổ ngữ chính (Sanskrit, Pali, Hán văn và Tạng văn). Khi kết tập các kinh điển của hệ thống Phật giáo Đại thừa thì phần lớn đều dùng chữ Sanskrit; sau khi được truyền vào Trung Hoa thì phiên dịch ra tiếng Hán cổ. Hầu hết các kinh điển còn lại đều là ngôn ngữ Hán cổ. Các ngôn ngữ cổ hiện nay hầu như không còn hoặc còn rất ít sau thời kỳ Phật giáo suy tàn tại Ấn Độ. Riêng những bản kinh về chữ Sanskrit còn tồn tại ở vùng Trung Á rất khiêm tốn.

Ni sinh cung kính đón nhận học bổng

Ni sinh cung kính đón nhận học bổng

Đức Pháp chủ chia sẻ thêm, hầu hết các trường Phật học của Phật giáo Việt Nam nghiên cứu kinh điển trên nền tảng ngôn ngữ Hán cổ. Trưởng lão Hòa thượng Thích Minh Châu sau nhiều năm du học tại Sri Lanka và Ấn Độ, ngài đã học ngôn ngữ Pali và sau này dịch ra các bộ kinh tạng để đối chiếu và nghiên cứu. Ngành Phật học tại các nước tiến bộ chú trọng phương pháp văn bản học, dựa trên những nguồn tài liệu Phật giáo bằng tiếng Sanskrit, kết hợp với các bản dịch trong Đại tạng kinh chữ Hán và chữ Tây Tạng.

“Thấy được tầm quan trọng của việc học cổ ngữ đặc biệt là tiếng Sanskrit, nên Hội đồng Chứng minh đã quyết định trao tặng học bổng cho các Tăng, Ni sinh theo học môn cổ ngữ này, nhằm khuyến khích các Tăng, Ni sinh có thể tìm hiểu và đọc được các văn bản gốc của kinh điển Phật giáo, để có sự đối chiếu và nghiên cứu sâu hơn, làm phong phú cho hệ thống kinh điển Phật giáo trong tương lai.”, Đức Pháp chủ nhắn nhủ.

Dịp này, Đức Pháp chủ đã trao học bổng Đức Nhuận cho 12 Tăng, Ni sinh viên khóa XIX khoa Phật học Sanskrit.

Khoa Phật học Sanskrit được thành lập năm 2006, ban đầu có tên gọi là khoa Phật giáo Phạn - Tạng, sau đó đổi thành khoa Sanskrit và hiện nay là khoa Phật học Sanskrit.

Khoa Phật học Sanskrit được xem là ngành học chiến lược, chú trọng văn bản học. Khoa đặt mục tiêu đào tạo các chuyên gia Phật học Sanskrit cho Phật giáo Việt Nam. Sinh viên khoa Phật học Sanskrit sau khi tốt nghiệp có thể đảm đương những công việc giáo dục, trước tác và dịch thuật các tác phẩm Phật học.

Với phương pháp học chủ động, sinh viên có thể tự mình thích ứng với những hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Với nền tảng giáo dục tiêu chuẩn, được trang bị kiến thức về các cổ ngữ, sinh viên khoa Phật học Sanskrit sau khi tốt nghiệp sẽ đủ khả năng theo học chương trình thạc sĩ và tiến sĩ ở trong và ngoài nước.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Lễ cầu siêu chơn linh gần 400 bộ hài cốt được tìm thấy tại phố Tây Sơn

Hà Nội: Lễ cầu siêu tại nơi phát hiện gần 400 hài cốt ở phố Tây Sơn

GNO - Thực hiện sự chỉ đạo của Thường trực Ban Trị sự GHPGVN TP.Hà Nội, sự đồng thuận của chính quyền các cấp, ngày 30-11, tại chùa Bộc (P.Quang Trung), Ban Trị sự TP.Hà Nội cùng Ban Trị sự Q.Đống Đa tổ chức Lễ cầu siêu cho các hương linh tại ngõ 167 phố Tây Sơn - nơi phát hiện hàng trăm bộ hài cốt.
Ảnh minh họa

Cái lõi

GNO - Mục đích và tôn chỉ của đạo Phật là giác ngộ giải thoát, cứu độ chúng sanh. Tâm nguyện của người tu Phật cũng vậy. Đây là chỗ rốt ráo của Phật đạo, cũng là cốt lõi mà Phật Tổ muốn chỉ bày cho tất cả chúng ta. Vậy thì giác ngộ điều gì? Diệu lực nào cho chúng ta giải thoát?
Logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tổ chức tại TP.HCM, Việt Nam đã được ICDV chọn và thông qua

Đã có logo chính thức của Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam

GNO - Thông tin với Báo Giác Ngộ chiều nay, 2-12, Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2025 tại Việt Nam cho biết đã thống nhất chọn logo (biểu trưng) chính thức cho sự kiện quan trọng này.

Thông tin hàng ngày