Đức Phật dạy như thế nào về khổ hạnh?

Đức Phật chủ trương tránh xa hai cực đoan, nhất là khổ hạnh ép xác vì không trợ duyên tích cực cho sự nghiệp giải thoát.
Đức Phật chủ trương tránh xa hai cực đoan, nhất là khổ hạnh ép xác vì không trợ duyên tích cực cho sự nghiệp giải thoát.
0:00 / 0:00
0:00
GNO  - Vì muốn ít và biết đủ luôn là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tu tập. Nếu không biết thiểu dục và tri túc thì người tu sẽ dễ dàng lạc vào hưởng thụ. Mặt khác, Thế Tôn chủ trương tránh xa cực đoan khổ hạnh vì lẽ cốt tủy của giải thoát là ở nơi tuệ giác chứ không phải là sự hành hạ thân xác.

"Một thời Thế Tôn trú giữa dân chúng Malla, tại Uruvelakappa. Rồi thôn trưởng Ràsiya đi đến đảnh lễ, sau khi đảnh lễ, ngồi xuống một bên, bạch Thế Tôn:

Con nghe rằng Sa-môn Gotama chỉ trích tât cả khổ hạnh, bài bác, chống báng hoàn toàn mọi người sống khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ. Những người nói như vậy, bạch Thế Tôn, không biết có đúng với lời Thế Tôn?

Này thôn trưởng, những ai đã nói như sau: “Sa-môn Gotama chỉ trích tất cả khổ hạnh, bài bác, chống báng hoàn toàn mọi người sống khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ”; họ nói không đúng lời Ta nói, họ xuyên tạc Ta với điều không thật, với điều không chơn chánh".

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, chương 8, phần Ràsiya, Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.517)

Thánh tích Khổ Hạnh lâm tại Ấn Độ - nơi ghi dấu sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh 6 năm ở rừng già và sau đó nhận ra đó là lối sống cực đoan cần tránh

Thánh tích Khổ Hạnh lâm tại Ấn Độ - nơi ghi dấu sự kiện Thái tử Tất Đạt Đa tu khổ hạnh 6 năm ở rừng già và sau đó nhận ra đó là lối sống cực đoan cần tránh

Chúng ta đều biết, khi vận chuyển bánh xe Pháp, Thế Tôn đã tuyên bố tránh xa hai cực đoan hưởng thọ dục lạc và khổ hạnh ép xác đồng thời Ngài xác lập Trung đạo là cốt tủy của nội dung thực hành Chánh pháp, biểu hiện cụ thể qua tám chi phần của Bát Thánh đạo.

Bởi trước đó, Thế Tôn đã trải nghiệm qua hai lối sống cực đoan này một cách sung mãn và đầy đủ nhất mà ít người ở trên đời có thể đạt được.

Từ đời sống vương giả của một Đông cung thái tử hưởng thụ trọn vẹn mọi thú vui, hoan lạc của thế tục cho đến đời sống khổ hạnh cùng cực của một ẩn sĩ trên Tuyết sơn đều không mang đến cho Ngài sự bình an nội tại và giải thoát tối hậu.

Vì thế, Ngài đã rủ bỏ sự nghiệp thế gian để xuất gia tìm đạo và từ bỏ luôn lối tu khổ hạnh vốn được xem là con đường duy nhất để chứng đạt giải thoát của các ẩn sĩ xứ Ấn Độ thời bấy giờ.

Con đường Thánh mà Thế Tôn phát hiện và tuyên thuyết vốn mới mẻ hoàn toàn, thông qua tuệ giác thiền quán và sự chứng ngộ Tam minh của Ngài.

Thánh đạo này chủ trương tránh xa hai cực đoan, nhất là khổ hạnh ép xác vì không trợ duyên tích cực cho sự nghiệp giải thoát.

Tuy nhiên, nếu chỉ hiểu một cách đơn thuần “Sa môn Gotama chỉ trích tất cả khổ hạnh, bài bác, chống báng hoàn toàn mọi người sống khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ” lại là một sự xuyên tạc, hiểu không đúng lời dạy của Thế Tôn.

Vì sao?

Vì muốn ít và biết đủ luôn là nền tảng vững chắc cho sự nghiệp tu tập. Nếu không biết thiểu dục và tri túc thì người tu sẽ dễ dàng lạc vào hưởng thụ. Mặt khác, Thế Tôn chủ trương tránh xa cực đoan khổ hạnh vì lẽ cốt tủy của giải thoát là ở nơi tuệ giác chứ không phải là sự hành hạ thân xác.

Do đó, thiết lập đời sống giản dị thanh bần, ít bị vật chất cám dỗ, buộc ràng để luôn tự tại trong mọi hoàn cảnh và điều kiện sống nhằm phát huy thiền định, trau dồi nội tâm sẽ trở nên vô cùng cần thiết đối với sự nghiệp tu học của mỗi cá nhân trong thời đại ngày nay.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Kaihōgyō bộ hành khổ luyện tìm kiếm sự giác ngộ

Kaihōgyō bộ hành khổ luyện tìm kiếm sự giác ngộ

GNO - Trong thế giới đầy thành tích và những cuộc chạy đua để khoe khoang, có một hành trình vượt xa những giới hạn thông thường, một hành trình mà chỉ những ai thực sự kiên trì và quyết tâm mạnh mẽ mới có thể hoàn thành.

Thông tin hàng ngày