Đừng gieo bất an, không cầu cũng an!

GNO - Nhìn những người châm lửa cho ngọn đèn mình tạo, tôi nghĩ về hai chữ “cầu an” mà thương cho nhiều người quá đỗi...

cauan.jpg
Nhân quả không bỏ sót bất kỳ ai - Ảnh minh họa


1.
Thầy thuốc

Trong những ngày phụ thầy ghi danh sách cầu an, gặp lại mấy chị làm ở bệnh viện…, những người mà cách đây mấy tháng, mình đã gặp trong bệnh viện, nói nhỏ với họ là bệnh nhân kia rất nghèo, là đối tượng nhận từ thiện của chúng tôi. Thế mà mấy chị vẫn gây khó dễ cho đến khi nhận chiếc phong bì, mới niềm nở và chăm sóc cẩn thận.

Nay mấy chị lại đến chùa mang theo đèn và danh sách “cầu an”. Giá như mấy chị đừng lấy những chiếc phong bì của những bệnh nhân kia thì không cầu vẫn an.

2. Thầy giáo

Chuyến thiện nguyện đầu năm, đến chúc Tết gia đình mấy em là đối tượng chúng tôi tặng sách và học phí. Em ấy học giỏi, nên đợt đó chúng tôi cho em thêm một số tiền nhỏ để em mua mấy dụng cụ phuc vụ cho việc học của em. Tuy nhiên, Tết này đến mà chưa thấy mua, nên tôi hỏi, cu cậu méc là tại mẹ, mẹ cậu la làng: “Không đi Tết cô mày, ngồi đó bả quan tâm cho mày chữ, đứng đó mà tại mẹ”.

Tôi xí xóa: “chị đừng la nó, con nít mà”. Chưa gặp cô giáo của cu cậu, nhưng mà luận: Nó nghèo đến vậy mà cô nỡ nhận cái phong bì 300 ngàn của nó sao cô giáo?”. Lấy tiền ấy đưa đi “cầu an” thì e là vứt tiền qua cửa sổ.

3. Quan

Họ vui vẻ cầm đồng tiền là mồ hôi nước mắt (thậm chí là chén cơm của mấy đứa nhỏ) bằng đủ cách thức (mà báo chí phản ánh) để đi du xuân ngày Tết và cả cầu an nữa. Chắc họ nghĩ Phật, Bồ-tát cũng nhận hối lộ bất lương như họ sao?

***

Tóm lại thì, đừng tạo bất an của người khác, bản thân mình sẽ được an. Hãy cho người khác niềm hạnh phúc dù nhỏ nhoi, mình sẽ được hạnh phúc, an lạc mà không phải cầu an gì cả.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tranh minh hoạ tăng nhân Biện Cơ

Biện Cơ - vị tăng nhân tài hoa nhưng bạc phận

NSGN - Một trong những tác phẩm của ngài Huyền Trang (602-664) mang tính cống hiến vĩ đại cho ngành khảo cổ ở Ấn Độ nói riêng và cho cả nhân loại nói chung, góp phần giúp tìm ra những Thánh tích nổi tiếng của Phật giáo tại Ấn Độ, đó chính là tác phẩm Đại Đường Tây Vực ký (大唐西域記).
Buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo Q.Bình Thạnh, vào ngày 21-6

Một lòng tri ân

GNO - Ngày 21-6 vừa qua tại chùa Dược Sư (P.11), Ban Trị sự GHPGVN Q.Bình Thạnh (cũ) đã tổ chức buổi họp mặt tri ân chư tôn giáo phẩm Tăng Ni đã đồng hành và đóng góp phát triển Phật giáo quận nhà kể từ khi thành lập đến khi đồng loạt dừng hoạt động của Ban Trị sự cấp huyện từ ngày 1-7.

Thông tin hàng ngày