Duy tuệ thị nghiệp

Ảnh: Quảng Đạo/BGN
Ảnh: Quảng Đạo/BGN
GNO - Nhờ chư Phật hộ niệm và các Bồ-tát, Thánh tăng, Hộ pháp hộ trì, Học viện chúng ta đã vượt qua những khó khăn và tồn tại, phát triển đến năm nay là khóa an cư tập trung lần thứ chín.

Cũng như những mùa an cư trước, năm nay chúng ta cấm túc hoàn toàn theo luật Phật chế. Đối với chư tôn đức giáo thọ còn đi giảng dạy ở các đạo tràng, nên chỉ tập hợp mười ngày gọi là huân tu để quý vị có điều kiện sống chung với Tăng Ni Học viện và chia sẻ kinh nghiệm cho đàn em.

Trong Phật giáo, pháp hành trì của mỗi pháp môn tu có điểm đặc biệt riêng. Thí dụ Phật giáo Nguyên thủy nhắm vô việc tu hành thoát ly sanh tử luân hồi. Thực tế Phật dạy cho Tăng Ni tu hành đặt mục tiêu ra khỏi sanh tử, phải không lệ thuộc cơm ăn, áo mặc và chỗ nghỉ.

Có nhiều quan điểm khác nhau về việc không lệ thuộc cơm ăn, áo mặc, chỗ nghỉ. Và cao nhất của việc không lệ thuộc này gọi là thực hành 13 pháp đầu-đà mà Đức Phật đã dạy, chỉ có ngài Đại Ca Diếp thực hành trọn vẹn. Còn những người khác cũng thực hành hạnh đầu-đà nhưng có thể chỉ trong một giai đoạn để trắc nghiệm pháp này.

Tất cả chúng ta chưa có phước đức đầy đủ như ngài Ma-ha Ca Diếp, vì ngài có thân kim cương, tức không bệnh hoạn, không ốm đau, có thể nhịn đói lâu ngày. Vì vậy nói rằng hành đầu-đà khó nhất trong đạo Phật, ai thực hiện trọn vẹn được hạnh này sẽ đắc Thánh quả dễ dàng hơn.

Nhưng khi Phật tại thế, chỉ có ngài Ca Diếp là La-hán thực hành đầu-đà. Ngoài ra, còn có các vị La-hán khác như tôn giả Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất. Tuy nhiên, đệ nhất của đầu-đà và đệ nhất của trí tuệ khác nhau. Và Đức Phật khẳng định trí tuệ là quan trọng nhất. Vì vậy, Tăng Ni, Phật tử đều sử dụng phương châm trí tuệ là sự nghiệp. Có trí tuệ là có tất cả, không có trí tuệ sẽ mất tất cả.

Lúc mới đi tu, tôi cũng thực hành hạnh đầu-đà, đi khất thực, nhưng kết quả không được nhiều. Nhờ Hòa thượng Thiện Hòa khai ngộ, tôi trở về Phật học đường Nam Việt để học giáo điển và đặt trí tuệ lên hàng đầu. Bấy giờ, tôi lập chí tu hành rằng mọi việc thế gian tôi sẵn lòng nhường hết, trừ trí tuệ. Tôi tập trung cho trí tuệ đến mức cao nhất có thể làm được. Những gì chưa biết phải học, những gì biết rồi thì cố gắng thực tập để biết cao hơn.

Khi Phật tại thế, chỉ có ngài Ca Diếp là La-hán thực hành đầu-đà. Ngoài ra, còn có các vị La-hán khác như tôn giả Xá Lợi Phất là bậc trí tuệ đệ nhất. Tuy nhiên, đệ nhất của đầu-đà và đệ nhất của trí tuệ khác nhau. Và Đức Phật khẳng định trí tuệ là quan trọng nhất. Vì vậy, Tăng Ni, Phật tử đều sử dụng phương châm trí tuệ là sự nghiệp. Có trí tuệ là có tất cả, không có trí tuệ sẽ mất tất cả.

Tất cả mọi việc mà thế gian biết, đương nhiên Đức Phật biết và cả những việc mà thế gian không biết, Ngài cũng biết. Nghĩa là Phật thông suốt thế gian và ngoài thế gian, tức thông suốt mọi việc trong sanh tử và ngoài sanh tử.

Muốn được như vậy, chúng ta phải thực hiện chánh định. Và khi thực tập, chúng ta cũng có nhiều định khác nhau, không phải chỉ có một định.

Thực tế nhất, người mới tu, đầu tiên thực tập Diệt tận định để không bị hoàn cảnh xã hội chi phối, không bị đói khát, nóng lạnh hành hạ, kể cả sự khen chê của thiên hạ cũng không làm phiền được mình. Vào định này, cuối cùng hành giả an trụ pháp Không, vì đã thành tựu pháp Tứ niệm xứ quán và đạt được vô ngã là Niết-bàn. Về điều này có thể hiểu khác hơn nữa là các vị trụ Diệt tận định thì không biết gì. Nhưng Phật nhập định, Ngài biết mọi việc xảy ra. Trong khi giáo chủ Kỳ Na giáo nhập Diệt tận định, có năm trăm xe chạy qua, ông cũng không hay biết.

Nhưng Phật nhập Diệt tận định có trí tuệ gọi là Vô lượng nghĩa xứ định thì chẳng những Ngài biết có năm trăm xe chạy qua, mà Phật còn biết rõ năm trăm xe đó phát xuất từ đâu, nó chở gì và đi về đâu. Định của Phật có trí tuệ soi sáng mới thấu tỏ ngọn nguồn của sự việc.

Học Phật, chúng ta đặt vấn đề trí tuệ cao nhất. Từ đó nhìn xa, chúng ta phải thấy biết trong xã hội loài người, ai từ cõi Phật sanh lại, ai là Bồ-tát sanh lại để cứu đời, hay người nào là A-la-hán tái sanh. Khi Phật vào Niết-bàn, Ngài nói sẽ có 16 A-la-hán có nguyện tái sanh để dìu dắt người đời sau cho đến khi Phật Di Lặc ra đời.

Và chúng ta cũng thấy biết trong xã hội, ai là người thuộc hàng Tứ quả, hay Tam quả, Nhị quả, hoặc Sơ quả hiện thân lại. Đối với người chứng Sơ quả tái sanh. Phật dạy rằng họ chỉ cần trải qua tối đa bảy lần sanh tử, họ sẽ đắc quả La-hán, thì đương nhiên, họ tái sanh đời này.

Phật nói hàng Sơ quả, Nhập lưu đã vào dòng thác trí tuệ Như Lai và từ trong đó, họ tái sanh cuộc đời là họ bắt đầu nhập ấm, tức họ mượn thân tứ đại do cha mẹ sanh ra.

Bồ-tát nhập ấm, hay Sơ quả nhập ấm thì còn nghiệp của thân tứ đại là nghiệp của cha mẹ, nghiệp của dòng tộc, nhưng họ cũng có nghiệp riêng bên trong là Sơ quả, tức trong tâm là Sơ quả, còn bên ngoài là thân con người bình thường. Đời trước họ đã tu và thanh tịnh rồi, nên sanh lại đời này, họ không lệ thuộc ăn, mặc, ở và cũng không lệ thuộc tình cảm xã hội, thương ghét, khen chê của cuộc đời. Họ chỉ quan sát để nhận biết được người ta khen đúng hay khen sai, chê đúng hay chê sai.

Thí dụ, người ta nói mình là Phật sống, mình tự kiểm lại thấy mình không phải là Phật sống, vì còn kẹt một số việc, tôi từ chối ngay lời khen ngợi này, vì tôi còn là con người còn thân tứ đại phải ăn uống, ngủ nghỉ, còn bệnh hoạn ốm đau là còn có nghiệp thân, nhưng khác người là tôi đã đoạn được nghiệp tâm, nên tôi quan sát sự việc khác với người còn nghiệp tâm. Người còn nghiệp tâm là còn kẹt phiền não, còn kẹt kiết sử.

Trước mắt không nói, nhưng trong lòng còn bực tức thì lo sám hối, tụng kinh, niệm Phật cho tiêu nghiệp mình. Đừng đem bực tức trút lên đầu người khác là nguy hiểm vô cùng, trùng trùng duyên khởi xảy ra. Bao giờ mình thương người bằng tình thương chân thật, muốn giúp mới nói, nhưng nhận thấy chưa nói được cũng không nói.

Mùa hạ tu, huynh đệ cố khắc phục kiết sử mà Phật đã dạy, nặng nhất là ba nghiệp tham sân si. Vì chưa có trí tuệ dễ tham và sân, từ tham sân nên dễ si ám, tức phán đoán không chính xác, như vậy bị đọa vào sanh tử, mất một kiếp tu hành.

Hàng Sơ quả đã đoạn kiết sử, họ sống rất tự tại, an nhiên. Vì đời trước họ tu rồi, đời này tái sanh, quyết phát triển đạo lực, nên họ đi lên được.

Mùa an cư, chúng ta kiểm tra lại, nếu đời trước chúng ta chưa chứng quả Dự lưu mà tái sanh cuộc đời này thì phiền não, nghiệp chướng, trần lao của chúng ta còn. Ta kiểm tra dễ nhất là phiền não còn thì người nói gì không vừa ý, mặt mình đỏ lên. Hòa thượng Thiện Hòa dạy tôi rằng hễ bực tức thì không nói, vì phát xuất từ phiền não. Biết như vậy, ta chặn ngay điều này. Vì lỡ nói sai một câu thì liền có một ngàn lời nói sai phản biện. Phiền não này trên mạng xã hội nhiều vô cùng. Không nói thì người ta không thể làm gì khác được.

Trước mắt không nói, nhưng trong lòng còn bực tức thì lo sám hối, tụng kinh, niệm Phật cho tiêu nghiệp mình. Đừng đem bực tức trút lên đầu người khác là nguy hiểm vô cùng, trùng trùng duyên khởi xảy ra. Bao giờ mình thương người bằng tình thương chân thật, muốn giúp mới nói, nhưng nhận thấy chưa nói được cũng không nói.

Vì vậy, trong kinh Bảo Tích, Phật dạy một câu mà tôi rất tâm đắc rằng ma nói sai, để nó tự nói lại, mình không cần biện minh. Nhưng nếu họ nói đúng, mình thật lòng sám hối tội lỗi và tội diệt thì phước sanh.

Muốn đi xa, mình phải quan sát, thấy người chứng Sơ quả trở lên sanh lại, mình kết làm bạn đồng tu, vì làm bạn với Hiền thánh là an toàn nhất.

Tôi đã trải qua kinh nghiệm này. Khi còn học ở trường, thấy các bạn chụm lại nói chuyện hơn thua phải trái, tôi tránh. Tôi tìm những người bạn mà mình chia sẻ được, có thể giúp mình đi lên, đó là bạn Hiền thánh sanh lại. May mắn mình gặp A-la-hán sanh lại, dìu dắt, chắc chắn mình sẽ tới đích dễ dàng.

Tôi không biết những người tôi gặp có phải là La-hán hay không, nhưng giúp tôi nhiều việc kỳ diệu. Trước kia, tôi lên núi Thị Vãi tu, vì muốn từ giã cuộc đời. Tôi tâm đắc hai câu mà tôi đặt ra:

Trú tại Linh Sơn văn điểu ngữ

Bất tùng thành thị thính nhơn ngôn.

Hòa thượng Thiện Hòa biết tôi nghĩ sai lầm như vậy, ngài dạy rằng ông là con người mà không nghe được tiếng người, chỉ thích nghe tiếng khỉ vượn, ông muốn làm khỉ vượn không? Mình ẩn tu, nghe tiếng chim kêu vượn hú, suối reo, thích thú cảnh yên tĩnh, không ai quấy rầy, phiền phức, coi chừng bị trở lại đời làm chim làm khỉ. Lời cảnh tỉnh của Hòa thượng đã giúp tôi sáng tỏ con đường tu học của mình, tôi đã trở về học ở Phật học đường Nam Việt.

Nhờ thiện tri thức khai ngộ, các vị A-la-hán tái sanh trên cuộc đời, nhìn thấy những người có chí tu hành, có quyết tâm cao, họ tìm cách giúp đỡ.

Cho đến năm 1963, tôi gặp một vị thiện tri thức khác. Các huynh đệ cùng lớp rủ nhau tự thiêu khi nghe thấy Hòa thượng Quảng Đức tự thiêu. Lúc đó, Sư bà Diệu Không từ Huế vô cũng ghi tên tự thiêu. Và khi tôi đăng ký xin tự thiêu, một vị Hòa thượng lớn tuổi nói với tôi: “Ông định tự thiêu hả? Ông nên nghĩ xem ông có được như Hòa thượng Quảng Đức không mà đòi tự thiêu, hãy tự kiểm tra xem tham sân phiền não còn không mà muốn tự thiêu. Bực tức tự thiêu coi chừng đọa a-tu-la”. Nhờ vị thiện tri thức này khai ngộ, tôi bỏ ý định tự thiêu và đi học. Nếu không gặp vị này hướng dẫn, cuộc đời tu của tôi không biết ra sao.

Thiết nghĩ mình tầm sư học đạo, quyết tâm tu, các Thánh La-hán đắc đạo cũng muốn Phật giáo tồn tại lâu dài. Họ xuất hiện giúp đỡ mình để mình lần trưởng thành, sau này gánh vác Phật sự.

Theo tôi, các vị chứng từ Sơ quả cho đến Tứ quả ở thời Đức Phật Thích Ca tái sanh lại để tiếp tục tu thêm và cũng để dìu dắt người khác tu nhằm giữ gìn mạng mạch Phật giáo.

Ta biết ai là Bồ-tát, ai là La-hán sanh lại bằng cách quan sát lời nói, cử chỉ, hành động của họ và cảm tâm họ. Riêng tôi, trên bước đường tu, gặp một vị mà tôi nghĩ là La-hán. Vì từ trường của ngài tác động tâm tôi khiến tôi sanh tâm kính trọng ngài vô cùng và cảm thấy tâm tôi yên tĩnh một cách lạ lùng. Quả là tu mười năm không bằng một lần gặp được một vị cao tăng, Thánh tăng.

Còn gặp phàm tăng, hay nghiệp tăng, chúng ta học thêm nghiệp của họ truyền trao thì sau này chúng ta trở thành nghiệp tăng, cuối cùng bỏ tu.

Anh em cố gắng giữ tâm cầu đạo cao nhất và mong được gặp Hiền thánh tăng hỗ trợ để giữ gìn đời sống tu của mình, tối thiểu phải đạt được Sơ quả là không còn buồn giận, lo sợ. Phải cắt ngay bốn tâm này để tâm mình thanh tịnh mới được Hiền thánh gia bị. Vì còn giữ tâm buồn giận lo sợ mà tiếp tục đi tới thì càng đi xa càng đọa.

Nếu có phước lớn hơn, chúng ta gặp các Bồ-tát sanh lại làm người, nhưng các Ngài khác người rất xa. Các Ngài làm những việc mình không hiểu được. Lấy tâm phàm của mình mà phán đoán việc của Bồ-tát tái sanh là hoàn toàn sai.

Điển hình như Bồ-tát Quảng Đức mà tôi vô cùng kính trọng. Khi Ngài tự thiêu, Bác Hồ làm hai câu đối tán thán rằng:

Vị pháp thiêu thân vạn cổ hùng uy thiên nhựt nguyệt

Lưu danh bất tử bách niên chính khí địa sơn hà.

Nghĩa là Hòa thượng Quảng Đức thiêu thân sánh bằng trời đất, vũ trụ. Chính khí của Hòa thượng lưu lại muôn đời như đất, núi sông.

Nhân hai câu đối này, tôi suy nghĩ làm bài kệ tán thán Ngài:

Thập phương thế giới trung

Thiêu thân cúng dường Phật

Thành tựu Đệ nhất pháp

Duy hữu Việt Nam Tăng.

Suốt từ đó đến nay, tôi tụng kinh Pháp hoa, luôn lễ lạy Ngài qua bài kệ ca ngợi công đức một vị Thánh tăng mà cho đến nay đã trên năm mươi năm, uy tín của Ngài vẫn còn in đậm sâu sắc trong tâm khảm tất cả mọi người.

Có người nói rằng Bồ-tát Quảng Đức chỉ là thầy cúng, nhưng nếu nhìn sâu sẽ thấy khác, Hòa thượng đi cúng nhưng dùng tiền để nuôi Tăng. Thật vậy, Tăng Ni ở các trường Phật học thời kỳ đó khó khăn được Ngài giúp đỡ. Ngài không dùng tiền để xài riêng cho bản thân.

Khi còn là học tăng, tôi nhận ra sự hiện hữu của các Bồ-tát vị tha. Các vị này ở tỉnh xa nhưng về Phật học đường Nam Việt gặp tôi, cho năm đồng, mười đồng và nói lời từ ái rằng thầy cố gắng học để sau này gánh vác Phật sự. Khích lệ này vô cùng quan trọng đối với tôi trên bước đường tu. Các ngài không nghĩ đến cá nhân mình, chỉ nghĩ tới Đạo pháp và các ngài xả thân để hộ đạo.

Từ góc nhìn này, tôi nói Hòa thượng Quảng Đức là Bồ-tát tái sanh. Và còn có nhiều Bồ-tát ở mọi tầng lớp xã hội hộ đạo. Thực tế như sự tồn tại của chúng ta, ai cũng nghĩ làm sao có điều kiện nuôi cả ngàn Tăng Ni ăn học. Tôi nói nhờ các Bồ-tát thuộc mọi thành phần trong xã hội. Bản thân họ sống rất tiết kiệm, nhưng hết lòng cúng dường trường chúng ta. Không có sự trợ giúp đắc lực này, học viện chúng ta không xây dựng được và không tồn tại được, không hoạt động được. Theo tôi, họ là các Bồ-tát hiện thân trên cuộc đời đóng vai trò hộ đạo.

Thực tế như sự tồn tại của chúng ta, ai cũng nghĩ làm sao có điều kiện nuôi cả ngàn Tăng Ni ăn học. Tôi nói nhờ các Bồ-tát thuộc mọi thành phần trong xã hội. Bản thân họ sống rất tiết kiệm, nhưng hết lòng cúng dường trường chúng ta. Không có sự trợ giúp đắc lực này, học viện chúng ta không xây dựng được và không tồn tại được, không hoạt động được. Theo tôi, họ là các Bồ-tát hiện thân trên cuộc đời đóng vai trò hộ đạo.

Chúng ta xuất gia, Phật huyền ký chúng ta giữ đạo. Các Bồ-tát là người hộ đạo, họ đóng nhiều vai khác nhau. Họ kiếm được nhiều tiền, nhưng sống đơn sơ và dùng tiền này làm việc nghĩa, thì biết họ là Bồ-tát, mình phải kính trọng. Đừng nghĩ mình là thầy tu là thầy của thiên hạ. Phải nhìn bằng mắt huệ.

Các vị Bồ-tát ở vị trí Bồ-tát thập hồi hướng tái hiện trên cuộc đời để làm ba việc. Chúng ta thấy người nào như vậy, phải vào chánh định để quan sát kỹ xem họ có phải là Bồ-tát không.

Bồ-tát thập hồi hướng đã hoàn tất pháp hành của Bồ-tát thập trụ và thập hạnh. Và chúng ta quan sát thấy việc thứ nhất của Bồ-tát thập hồi hướng là hồi hướng Vô thượng Bồ-đề, nghĩa là những gì họ có đều đưa về Vô thượng Bồ-đề.

Theo chân các Ngài, những gì chúng ta chưa biết, phải học, phải thực tập, phải biết cho đến không còn điều gì mà chúng ta không biết. Vì chúng ta không biết quá nhiều, cái biết thì còn giới hạn, kể cả cái biết của bác học cũng còn giới hạn. Trong khi cái biết của Phật mà hàng ngàn năm trước Ngài đã thấy được các hành tinh, thấy tam thiên đại thiên thế giới, thấy tất cả chúng sanh trong sáu đường sanh tử.

Các Bồ-tát ở thập hồi hướng thực tập, quan sát thế giới mười một chiều. Ở chiều thứ mười một, họ thấy được những người vô hình đang sống chen lẫn với chúng ta trong thế giới này. Cũng như mình thấy thế giới 4.0, kỹ thuật số này là con số, nhưng nó hiện hình đủ thứ đan xen nhau. Bây giờ con người mới thấy được tới đây. Nhưng Phật đã thấy tam thiên đại thiên thế giới, thấy từ địa ngục A-tỳ đến trời Sắc cứu cánh.

Phật nhập Vô lượng nghĩa xứ tam muội thấy được thế giới bao la vô cùng tận và Ngài làm cho các A-la-hán cũng thấy như vậy để họ phát tâm tu Bồ-tát đạo. Nếu các A-la-hán không thấy điều này, họ nhập Niết-bàn đi vào thế giới Không.

Các Bồ-tát ở thập hồi hướng tập trung tất cả cho Vô thượng Bồ-đề. Chúng ta học theo các Ngài, cần biết Vô thượng Bồ-đề. Những gì của thế gian, chúng ta không cần, nhẹ nhàng vứt bỏ. Tăng Ni học viện cố gắng chia sẻ những gì của Hiền Thánh hiểu biết. Còn hơn thua phải trái dứt khoát bỏ.

Hòa thượng Viên Giác lúc sanh tiền kể cho tôi câu chuyện lúc ngài còn làm tiểu ở chùa Kim Huê có một thầy đặc biệt. Ông tránh những thầy nói chuyện hơn thua và ở trong chùa, ông cũng không quen biết ai, không chia sẻ với ai. Tôi nghĩ ông không chia sẻ với người nói chuyện phàm tục, nhưng ông chia sẻ với Hiền Thánh. Vì ông không nói là ông sống nội tâm, tức có chánh niệm, trụ chánh định, nên ông thấy được thế giới mười một chiều, thấy Thánh, Hiền, Tiên, Phật giao tiếp với nhau.

Tôi chưa được như vậy, nhưng tôi tụng kinh một mình có cảm giác nhiều người cùng tụng với tôi. Tôi không thấy bằng mắt, nhưng cảm được bằng tâm mà sau này tôi nhận ra rằng nhờ những người vô hình hộ trì, dạy tôi rất nhiều, giúp tôi tồn tại và phát triển trên bước đường hành đạo. Tôi gọi đó là thế giới thứ mười một rất quan trọng.

Nhiều khi thấy những cái bình thường nhưng bên trong có cái phi thường. Tôi nhớ một thiền sư Nhật thấy con ếch nhảy xuống ao thì ngộ đạo, thấy con cá chép nhảy lên cao thì ngộ đạo. Thiết nghĩ chúng ta không ngộ đạo như thế, vẫn còn là phàm tăng.

Thiền sư thấy con ếch nhảy xuống ao thì ngộ đạo. Phải chăng mình ở thế giới an lành nào đó, vụt mình rớt qua thế giới sanh tử này. Mình là người sanh tử thiệt, hay là người không sanh tử rớt vô thế giới sanh tử, như con ếch ở trên đất liền, nhưng nó nhảy xuống ao. Mình nhận ra kiếp trước mình là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, vụt mình nhảy vô sanh tử, mang thân này, thì mình ở trong sanh tử làm gì, có muốn ra khỏi sanh tử không, hay muốn ở lại?

Đức Đạt-lai Lạt-ma nói với tôi rằng ngài không vô sanh tử nữa, nghĩa là sau khi chết, ngài về thế giới kia, không trở lại đây. Nếu tu kinh Pháp hoa, nhận ra một câu rất hay: “Vãng hoàn tam giới, trường ngự bạch ngưu chi xa”. Lên đại bạch ngưu xa thì ra vô sanh tử tự tại. Dù ở trong sanh tử, nhưng tâm không sanh tử, đó là các vị chứng Hữu dư y Niết-bàn, tâm an lành trong mọi tình huống, hoàn cảnh khổ nhục nhất, hay sung sướng nhất, tâm cũng không thay đổi. Chúng ta tu cố gắng thực tập pháp này. Ta đang ở Niết-bàn chứ, dù mọi người thấy ta đang ở sanh tử.

Vì vậy, mục tiêu của Bồ-tát thập hồi hướng là vào sanh tử để trắc nghiệm pháp tu cho đến thuần thục, muốn ra vô sanh tử, tức muốn sống chết một cách tự tại, bình thường.

Khi còn đi học, tôi gặp thiền sư dạy tôi cách sống làm thầy tu, bảo rằng tôi cố gắng thực tập việc sống chết, làm sao đạt cho được muốn sống thì sống, muốn chết thì chết. Các thầy không thực tập pháp này thì có học gì cũng coi như không có gì. Có con người thực mới làm được việc này,

Ở mức thấp nhất mình làm là khi mình muốn sống phải hít thở không khí trong lành, phải ăn uống, ngủ nghỉ, điều hòa cơ thể, đó là chuyện bình thường. Và thực hiện câu Tổ dạy rằng bình thường tâm thị đạo. Tập sống bình thường, lúc nào cũng như vậy, vinh cũng như nhục, đừng có tâm cao hạ.

Và muốn chết, có ba trường hợp. Một là nhịn ăn để chết. Hòa thượng Trí Hữu xây dựng chùa Ấn Quang đầu tiên và ngài chuyên trì kinh Pháp hoa. Khám bệnh, biết mình bị ung thư, ngài nói bây giờ chết là vừa, không muốn sống nữa. Hòa thượng nhịn ăn là chết. Nhịn ăn sự sống kéo dài được ba tháng, nhịn uống kéo dài sự sống được mười ngày. Và không ăn uống, cho đến cơ thể rất yếu, thì nhịn thở, hít vô mà không thở ra chết liền.

Có thiền sư muốn chết cho đẹp và lưu lại nhục thân, để làm gương cho người tu hành. Họ ăn vỏ cây thông có nhựa thông rất độc, cuối cùng đặc ruột và nhập định chết luôn. Hành giả Mật tông ngày xưa làm như vậy.

Hồi hướng Vô thượng Bồ-đề dồn hết tâm trí cho sự hiểu biết cao tột về cuộc đời, để mỗi kiếp tái sanh trên cuộc đời, mình thực tập, học ở cuộc đời rất nhiều việc, vui buồn, vinh nhục… đủ thứ phiền não sẽ cho mình kinh nghiệm ứng xử đúng pháp, không làm tổn hại giới thân huệ mạng của mình. Nếu không học được ở cuộc đời và không có được cách ứng phó tốt đẹp thì uổng phí một đời tu.

Bồ-tát thập hồi hướng đi vào đời, thể nghiệm Vô thượng Bồ-đề để biết rõ những sanh tử trong cuộc đời và làm chủ sanh tử thì sanh tử không thể chi phối được Bồ-tát và họ chứng được A-la-hán khi còn mang thân tứ đại, Bồ-tát sẽ kết thúc sự sống một cách dễ dàng theo tâm nguyện.

Nếu mình học nhưng không thực tập pháp làm chủ sanh tử thì cuối đời muốn chết cũng không chết được. Vì bệnh nặng, không ăn được, đưa vào bệnh viện, họ sẽ chọt vào cổ họng một cái ống để tống thức ăn vào, không uống được thì họ tiêm vào mạch máu để truyền nước và thuốc. Cứ như vậy mà tiếp tục đời sống thực vật, một cách sống vô ích và rất tốn kém, lại càng làm tổn phước của người bệnh.

Các vị đắc đạo một lần sanh lại cuộc đời biết thêm một số việc là biết cái thực của chúng sanh, không phải biết để phiền não. Biết để lần sau tái sanh, hành giả chủ động việc sanh ở đâu, làm gì và làm quyến thuộc của ai.

Như Đức Phật Thích Ca ở cung trời Đâu suất, chủ động giáng trần, sanh vào cung dòng họ Thích để xuất gia làm Phật. Trải qua bốn mươi chín năm giáo hóa độ sanh, mãn duyên, Ngài vào Niết-bàn. Mục tiêu của Phật rõ ràng như vậy.

Bồ-tát hàng thập hồi hướng học theo cách sống của Phật để họ chủ động được sanh tử ở thế gian. Những người như thế, chúng ta coi là Thánh, làm bạn học với họ để được như họ.

Mình chưa chủ động được việc sống chết vì còn nghiệp, nên mỗi kiếp tái sanh, quý vị không tạo nghiệp mới và phải cắt bớt nghiệp đã tạo, vì không cắt nghiệp thì tái sanh dễ bị nghiệp kéo vô ba đường ác.

Việc thứ hai Bồ-tát hồi hướng pháp giới chúng sanh, vì không có quyến thuộc Bồ-đề không làm Phật được. Quán sát ai có duyên thì Bồ-tát độ, không độ tràn lan được. Tu Pháp hoa, độ người có duyên trước, đó là những người thương mình, hết lòng với mình, là cốt cán của mình. Thiếu chúng này, không làm được Phật sự.

Có chúng nòng cốt rồi, nhắm vô chúng thứ hai là chúng đương cơ. Coi ai có đuyên độ, để đưa vô Tăng đoàn. Trong giai đoạn đầu, chưa có chúng thì phải tập hợp, nhưng khi có chúng rồi, phải ngăn bớt, để tránh tạp chúng. Như Đức Phật thành lập Tăng đoàn, đến mười hai năm sau Ngài chế luật ngăn bớt người gia nhập. Ngày nay, trường chúng ta cũng vậy, loại ra những người không thực tu thực học và vi phạm giới luật.

Tôi coi Tăng Ni học viện này là chúng đương cơ, nên tôi hết lòng với trường này để kết duyên với tất cả Tăng Ni tu học ở mái trường này. Nếu huynh đệ ở đây tu tốt, các Phật tử thấy quý vị an lạc, giải thoát thì họ cũng muốn theo tu, họ mới gieo trồng phước điền với chúng ta để đến khi đủ duyên, họ cũng xuất gia như chúng ta.

Bồ-tát tu thập hồi hướng, có được bao nhiêu phước thì hồi hướng cho pháp giới chúng sanh là những người theo mình hết lòng thì phải chăm sóc họ, không phải lợi dụng họ.

Tôi coi Tăng Ni học viện này là chúng đương cơ, nên tôi hết lòng với trường này để kết duyên với tất cả Tăng Ni tu học ở mái trường này. Nếu huynh đệ ở đây tu tốt, các Phật tử thấy quý vị an lạc, giải thoát thì họ cũng muốn theo tu, họ mới gieo trồng phước điền với chúng ta để đến khi đủ duyên, họ cũng xuất gia như chúng ta.

Các thầy ra làm đạo sau này, nhớ lời Phật dạy, cần nuôi dưỡng Bồ-đề tâm của Phật tử tại gia để họ gắn kết với đạo trong đời này qua đời sau, cho đến ngày thành Phật. Đó là Phật sự mà các Bồ-tát hồi hướng pháp giới chúng sanh phải lo gánh vác. Còn Thanh văn chỉ lo tu giải thoát cho họ thôi.

Việc thứ ba của Bồ-tát là hồi hướng chân như thật tướng. Làm tất cả nhưng trong lòng không lưu lại gì hết, vì Bồ-tát không có gì cho riêng họ, việc làm tốt đẹp của Bồ-tát chỉ là tùy duyên giáo hóa thôi, thể hiện tinh thần vị tha vô ngã thì tương lai sẽ thành Phật.

Trên bước đường tu, ta may mắn thấy được các vị Bồ-tát có hạnh như vậy, ta phải thân cận, học hỏi, hợp tác để được công đức lớn lao.

Các Bồ-tát lớn trên thập địa chưa kể, hay Bồ-tát sanh lại nhân gian nhiều lắm, chúng ta phải có chánh niệm mới thấy, vì các Ngài đóng nhiều vai rất lạ. Như Ca Nặc Ca là A-la-hán thời Phật tại thế, ngài muốn cứu Ngộ Đạt quốc sư mà hiện thân làm ông sư bệnh cùi.

Trên bước đường tu, vì chúng ta không hết lòng, không quyết tâm tu, nên các Bồ-tát, Thánh tăng không đến với ta, không giúp đỡ ta. Mà chúng ta gặp phàm tăng, ác tăng làm chúng ta bất mãn thêm, rồi bỏ tu, uổng phí cuộc đời tu. Quyết tâm tu sẽ có các vị Bồ-tát, Thánh tăng hiện ra hỗ trợ chúng ta.

Trong mười ngày huân tu, các vị Giáo thọ nên suy nghĩ sâu hơn để tu hành đạt được nhiều kết quả tốt đẹp.

Pháp thoại khai hạ khóa huân tu Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM, ngày 24-5-2024

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Võ Dũng

Tỳ-kheo-ni Tô-ma

NSGN - Tôi nghe như vầy: Một thời, Đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ. Bấy giờ, Tỳ-kheo-ni Tô-ma2  ngụ tại tinh xá của chúng Tỳ-kheo-ni, ở trong ngự viên, thuộc nước Xá-vệ.

Thông tin hàng ngày