Duyên lành hướng Phật

GN - Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hà Tĩnh, học xong cấp ba, cô Cao Thị Oanh tình nguyện đi bộ đội khoảng gần 10 năm. Sau khi xuất ngũ, cô được nhà nước cấp đất, kinh doanh nhỏ tại đường số 4, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, TP.HCM. Hội đủ duyên lành, cô xuất gia ở chùa Gò Kén (Tây Ninh) có pháp danh là Diệu Phước.

CUOC SONG NHIEM MAU 936.jpg
SC.Diệu Phước - Ảnh: CV

Nhân duyên quy y

Theo như cô Oanh chia sẻ thì trước đây cô không theo tôn giáo nào cả, chỉ ăn hiền ở lành là đã sống tốt rồi. Khi vào bộ đội, dù có thân hình bé nhỏ nhưng lanh lẹ, hoạt bát, vui vẻ và hòa đồng nên mọi người rất thương mến. Cô được học thêm ngành y, rồi được bố trí làm trong bệnh xá quân y. Ngoài ra, cô còn dạy võ cho các em nhỏ.

Hỏi về nhân duyên quy y, cô nói là câu chuyện dài lắm. Vì từ nhỏ đến lớn không đi chùa thắp nhang hay lễ Phật. Thấy người đi chùa thường hay cầu xin này nọ, cô cho đó là mê tín dị đoan, nên ai rủ cô cũng từ chối. Sau này, có một người hàng xóm hay rủ đi chùa nhưng cô nhất quyết không đi. Cô nói, nếu cho tôi gặp được cao tăng đắc đạo thì tôi mới tin. Người hàng xóm mới dắt cô đến chùa Vạn Đức ở Tam Hà, Thủ Đức.

Khi vào chánh điện, gặp lúc Hòa thượng (nay đã viên tịch) đang giảng pháp, cô cũng đi tham quan rồi ngồi nghe như mọi người. Chợt cô ngộ ra vị Hòa thượng giảng kinh Phật rất hay và đúng quá. Cô mới hỏi người bạn đi cùng, vị đang giảng kinh là ai, tên gì và ở đâu? Người bạn mới trả lời đó là Hòa thượng trụ trì ở chùa này. Lúc đó, cô mới lại gần ngài hỏi chuyện và xin quy y. Kể từ hôm đó cô mới quy hướng Phật pháp.

Xuất gia học Phật

Sau khi quy y, cô thường tới lui viếng chùa lễ Phật đọc kinh và không hề có ý định xuất gia. “Bỗng một hôm cô nằm chiêm bao thấy có một vị sư già chạy xe đạp đến gọi tên cô và bảo cô phải đi lên ngôi chùa tên như vậy, gặp vị thầy trụ trì có tên như vậy, ở Tây Ninh… Và trong chiêm bao cô thấy mình đi đến đó, xin lạy Phật thắp nhang, gặp thầy mỉm cười dặn cô xuống phía sau làm công quả”, cô Diệu Phước bồi hồi nhớ lại.

Sáng ra, cô đến nhà một người hàng xóm gốc ở Tây Ninh kể đầu đuôi câu chuyện, quả thật là có ngôi chùa tên đó, thầy trụ trì cũng tên y như vậy. Cô cũng không tin nhưng rất ngạc nhiên và tò mò, tại sao mình nằm mơ mà lại có thật và đúng như vậy? Thế là mấy hôm sau, cô rủ em Phật tử thuê phòng trọ nhà cô đi lên Tây Ninh. Vì em ấy cũng muốn đi tu mà không biết làm thế nào để đi và cũng không có quen ai.

Bước vào chùa cô giật mình, quả đúng là ngôi chùa cô đã mơ thấy trước đây. Vị thầy trụ trì mà cô mơ thấy cũng giống y chang như vậy. Cô thăm hỏi, thưa chuyện với thầy một hồi lâu, sau đó ngỏ lời xin thầy cho cô em đi cùng được ở lại làm công quả và xuất gia tu học. Thầy trả lời rằng chùa thầy là chùa Tăng nên không độ Ni. May lúc đó có vị thầy khác cũng là huynh đệ với thầy trụ trì bước tới hỏi chuyện rồi thỉnh thầy trụ trì cứ nhận Phật tử làm công quả, sau đó gởi qua chùa Ni cho tu học.

Vì cô em này còn nhỏ mà ở chùa Tăng thì bất tiện nên thầy khuyên cô ở lại làm công quả cùng với cô em. Trong thâm tâm, cô nghỉ chỉ làm công quả mấy tháng với cô em này để giúp cho em ấy được toại nguyện xuất gia theo Phật rồi thôi. Vậy mà sau mấy tháng ở chùa làm công quả, cô thấy ở chùa thân tâm rất an lạc nên xin thầy được xuất gia luôn.

Cho đến hôm nay, cô Oanh ngày nào đã trở thành Sư cô Diệu Phước, xuất gia hơn 7 năm và cũng đã hoàn thành lớp trung cấp Phật học, giới pháp đầy đủ, tinh tấn tu học.

Cùng bạn đọc:

Kể từ số Tân niên (GN 936), mục Tâm linh mầu nhiệm được thay bằng mục Cuộc sống nhiệm mầu - giới thiệu những trải nghiệm về đời sống đạo, những chuyển hóa tích cực nhờ tu học Phật pháp, kể cả những vấn đề tâm linh thuộc cảm nhận cá nhân... Chia sẻ những trải nghiệm về cuộc sống nhiệm mầu, thiết nghĩ đó cũng là một cách hoằng pháp, trợ duyên cho bốn chúng giữ vững tín tâm, tiến tu đạo nghiệp. Trân trọng giới thiệu đến với bạn đọc xa gần.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày