Già bệnh bức bách

Già bệnh bức bách
0:00 / 0:00
0:00
NSGN - Bị vô thường dẫn lối/ Mạng người ngắn biết bao/ Bị già nua bức bách/Có ai cứu được nào.

Tôi nghe như vầy:

Một thời, đức Phật ngụ tại vườn Cấp Cô Độc, trong rừng Kỳ-đà, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, trời gần về sáng, có một Thiên tử dung sắc tuyệt đẹp đi đến chỗ đức Phật, đảnh lễ sát chân Ngài rồi ngồi sang một bên. Ánh sáng trên thân Thiên tử chiếu sáng khắp rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc.

Khi ấy, vị Thiên tử kia nói kệ:

Bị vô thường2 dẫn lối,

Mạng người ngắn biết bao,

Bị già nua bức bách,

Có ai cứu được nào.

Thấy cảnh già, bệnh, chết,

Khiến người sợ biết bao,

Hãy làm các công đức,

An lạc đến đời sau.

Khi ấy, Thế Tôn dùng kệ đáp:

Bị vô thường dẫn lối,

Mạng người ngắn biết bao,

Bị già nua bức bách,

Có ai cứu được nào.

Thân hữu dư như vậy,

Thấy mà đáng sợ thay,

Đoạn tham ái thế gian,

Vui vô dư Niết-bàn.

Lúc ấy, Thiên tử lại nói kệ:

Từ lâu vốn biết Phật,

Đã được Bát-niết-bàn,

Mọi sợ hãi không còn,

Dứt ân ái thế gian.

Bấy giờ, Thiên tử kia nghe Phật dạy xong đã hoan hỷ và tùy hỷ, liền cúi lạy sát chân Ngài rồi biến mất.

_______________

(1) Tựa đề đặt theo nội dung kinh. Tạp. 雜 (T.02. 0099.1001. 0262b22). Tham chiếu: Biệt Tạp. 别雜 (T.02. 0100.138. 0427b06); S.1.3 - I.2; S.2.19 - I.54.

(2) Nguyên tác Minh vận (冥運): Vận đen đủi, không may mắn, nghĩa khác của vô thường.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Chánh Trực (1931-1995)

GNO - Hòa thượng Thích Chánh Trực là một trong những vị giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo qua các thời kỳ, trung kiên với lý tưởng phụng sự Đạo pháp và Dân tộc, thiết thân với chư huynh đệ trong đạo tình pháp quyến, lân mẫn và gắn bó với tín đồ ở các hoàn cảnh nguy khốn...
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1292 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Phật giáo Nam Phi: Quá trình chuyển đổi từ tôn giáo nhập cư đến một phần của xã hội đa văn hóa

GNO - Tuy chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX, nhưng Phật giáo Nam Phi đã trải qua một hành trình dài với nhiều thăng trầm. Từ những dấu chân ban đầu với các nhà truyền giáo và thương nhân châu Á, Phật giáo dần hình thành và phát triển trong một xã hội đa sắc tộc và đa văn hóa.

Thông tin hàng ngày