Gia Lai: PG tỉnh tưởng niệm Phật hoàng

GNO - Sáng qua, 23-12, tại chùa Bửu Thắng (4A Sư Vạn Hạnh, TP.Pleiku), BTS GHPGVN tỉnh long trọng tổ chức Đại lễ tưởng niệm lần thứ 706 Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn (1-11-Mậu Thân - 1-11-Giáp Ngọ).

gia lai1.JPG


Chư tôn thiền đức dâng hương tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông

Đến chứng minh và tham dự lễ có HT.Thích Viên Quán, HT.Thích Thông Đạt - Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh; TT.Thích Từ Vân, UV HĐTS GHPGVN, chư tôn đức Hòa thượng, Thượng tọa, Ni trưởng, Đại đức Tăng Ni, Ban Thường trực BTS, chư tôn đức trụ trì các tự viện, tịnh xá và Phật tử đồng về tham dự .

Tại buổi lễ, TT.Thích Tâm Mãn, Phó BTS thay mặt cho chư tôn đức tuyên đọc tiểu sử Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông. Theo đó, Thượng tọa ôn lại cuôc đời và sự nghiệp của Ngài khi làm vua đã đánh thắng giặc ngoại xâm 3 lần, gìn giữ trọn vẹn lãnh thổ nước Đại Việt lúc bấy giờ. Sau khi đất nước thái bình thì ngài phát nguyện đi tu và đã thành Phật hoàng Trần Nhân Tông, Sơ Tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam.

gia lai2.JPG


Buổi lễ diễn ra trang nghiêm, thành kính

TT.Thích  Từ Vân, Phó ban Thường trực BTS có đôi dòng cảm niệm đối với Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông, toàn thể Tăng Ni Phật tử cung kính lắng nghe và bày tỏ lòng tri ân đối với Ngài...  

Tin ảnh Giác Hiền

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày