Giác Ngộ số 1025: GS.Cao Huy Thuần viết về "thầy tôi"

GNO - Báo Giác Ngộ số 1025, ra ngày 15-11, gửi đến độc giả một trong những bài viết giá trị về Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang do Giáo sư Cao Huy Thuần chấp bút.

Trong bài viết, Giáo sư chia sẻ thầy Trí Quang, người đã giúp giáo sư “Thấy đạo, lần thứ hai khai sinh”:

Ông thầy tu tuyệt thực như thế nào, với tâm trạng gì? Thầy nói: “Có hai việc mà tuyệt thực tuyệt đối phải có. Một là phải có một tâm thức thanh thản, không buồn, không giận, không cầu hồ gì. Không cầu chết cũng không sợ chết, tiếp cận hoàn toàn với đức hỷ xả của Phật. Hai là tuyệt đối không ăn, dĩ nhiên, cũng không uống, không chích bất cứ thứ gì”. Thân thì không ăn uống, tâm thì hỷ xả.

Kính mời độc giả đón theo dõi tiếp trên trang 8.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 1025 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Cũng là cảm xúc về Đại lão HT.Thích Trí Quang, nhà thơ Trần Quê Hương (bút danh của HT.Thích Giác Toàn) lắng đọng tình cảm qua bài thơ “Hồng hạc về non”: “Già Lam - Từ Đàm tụ hoa/ Niết-bàn tứ đức... nhập tòa tịnh không / Thành tâm kính nguyện một long/ Thành tâm cung tiễn Hạc Hồng Về Non:/ Trí Bát-nhã 97 năm chan hòa trần mộng/ Quang minh - bi - dũng 84 năm bát ngát hương thiền”.

Trước đó, nhà báo Quảng Kiến với bài “Bảo vệ chánh pháp”, liên quan đến những phát ngôn bỡn cợt, xúc phạm nghiêm trọng đến Phật giáo của tiến sĩ tôn giáo học, thông qua bài phỏng vấn đăng trên Zing.vn, do tác giả Hoài Thanh thực hiện, một lần nữa nhấn mạnh, sau sự việc trên: “điều gì đã khiến cho người con Phật phải bức xúc như vậy? (…) Trên hết, đó là nỗi đau và sự tổn thương”.

Bài báo còn thẳng thắn: có một sự “chưa đạt chuẩn mực” của báo chí khi đăng tải những thông tin liên quan đến Phật giáo. Thậm chí, chúng ta còn thấy cả sự ác ý bên cạnh việc khai thác quá đà những “tin nóng” vì lợi ích riêng”. Mời bạn đọc xem thêm trên trang 3.

- Phật học: Bài giảng của HT.Thích Trí Quảng “Thân tâm thanh tịnh có được mầu nhiệm” (tiếp theo & hết).

- Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Tài sản sẽ mất, tạo phước thì còn.

- Truyện ngắn hay: Trên tờ lịch phẳng (tác giả Vũ Thị Huyền Trang).

Trên trang Tuổi trẻ, nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 sắp tới, “Người đi gieo sách” là cuộc trò chuyện cùng Văn Thành Lê - nhà văn sinh năm 1986 nhưng đã sở hữu 13 cuốn sách in riêng cùng nhiều đầu sách in chung, nhiều bài báo, giới thiệu sách thú vị. Qua cuộc trò chuyện, anh khẳng định: “Do sách ở xa tầm tay của các em hơn tivi, điện thoại, máy tính… nên các em bị các phương tiện giải trí khác “dắt mũi”, chứ không phải các em thờ ơ với sách”.

Tại sao phải lạy Phật? Trong những ngày bất tịnh có nên đọc tụng Kinh sách? là những vấn đề sẽ được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ gửi đến bạn đọc kỳ này.

Cùng nhiều thông tin đặc sắc khác trên chuyên trang Phật giáo nước ngoài.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

Hòa thượng, A-xà-lê và đệ tử

GNO - Thầy và trò hay sư phụ và đệ tử là những người có nhân duyên quyến thuộc đạo pháp nhiều đời. Mỗi người đều có trách nhiệm và bổn phận khác nhau. Chu toàn phận sự của mình thì Phật pháp mới xương minh, tứ chúng thập phương an ổn.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1246 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Con đường đến Sơ quả

GNO - Sơ quả hay Tu-đà-hoàn là quả vị Thánh đầu tiên mà người Phật tử có thể chứng đạt ngay hiện đời. Trong rất nhiều kinh, Đức Phật dạy muốn thành tựu Sơ quả thì trước tiên cần thành tựu giới, kế đến chứng đắc định (bốn bậc thiền), sau đó phát huy tuệ đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: Thân kiến, giới cấm thủ và nghi.

Thông tin hàng ngày