Giác Ngộ số 1028: Giáo dục Phật giáo và đào tạo Tăng Ni

GNO - Bên cạnh nhiều bài viết đặc sắc và các thông tin Phật sự trong tuần, báo Giác Ngộ số 1028, ra ngày 6-12 sẽ dành nhiều bài viết kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM.

Theo đó, trên trang 3, HT.Thích Giác Toàn, Phó Chủ tịch HĐTS, Phó Viện trưởng Thường trực, Trưởng BTC Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM viết “Giáo dục Phật giáo: Sự kế tục làm sáng đạo giữa đời”:

“35 năm Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM là sự kế thừa của dòng chảy giáo dục của Phật giáo VN, cũng là một trong những nhân duyên chính để chúng ta nhận thức về tính lịch sử của việc thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, của những bậc thầy các thế hệ kế thừa tương tục trong truyền thống hộ quốc an dân, dấn thân hành đạo trong mục tiêu đem đến lợi lạc cho số đông một cách lâu dài”.

B1.jpg


Bìa Giác Ngộ số 1028 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Nhà báo Thích Pháp Hỷ phỏng vấn Trưởng lão HT.Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ kiêm Giám luật HĐCM, Viện trưởng Học viện. Ngài khẳng định “Đạo đức và trí tuệ sẽ quyết định sự thịnh suy của Phật giáo”. Trong đó, Hòa thượng đặc biệt nhấn mạnh về tư chất người tu sĩ cần nên có:

“Trong đạo Phật, chúng ta không có chủ trương chỉ dừng lại ở việc đào tạo các nhà nghiên cứu mà hướng tới lý tưởng đào tạo con người thực tập Giới, Định và Tuệ. Khi có trí tuệ, chúng ta mới bắt kịp đời sống của nhân loại, đáp ứng được nhu cầu về tâm linh cũng như về các lĩnh vực của đời sống, tôi nghĩ đó mới là điều mà xã hội cần và ủng hộ chúng ta. Do đó, chúng tôi luôn đặt nặng trọng tâm về Giới, Định và Tuệ trong đào tạo Tăng Ni”.

Ở trang kế cận, Báo Giác Ngộ điểm lại “35 năm - Những dấu ấn” của Học viện. Từ đó, giới thiệu quá trình hình thành và phát triển, cũng như những thành tựu đạt được của toàn thể chư tôn đức Tăng Ni lãnh đạo và các Tăng Ni sinh qua các thời kỳ.

Cùng chuyên trang, nhà báo Chu Minh Khôi viết bài “Tưởng nhớ Giáo sư Hà Văn Tấn”: “Giáo sư vừa qua đời ngày 27-11-2019 tại Hà Nội, hưởng thọ 82 tuổi. Ông được ví như “Lê Quý Đôn của thế kỷ XX”. Ông là học giả uyên bác, với hàng chục công trình nghiên cứu đồ sộ về khảo cổ, nghiên cứu văn hóa - lịch sử Phật giáo”.

- Phật học: Bình tâm tỉnh giác trước điều tiếng - thị phi (tác giả Phan Minh Đức).

- Trang Suy nghiệm lời Phật, ĐĐ.Quảng Tánh với bài Tùy duyên điều phục tâm.

- Truyện ngắn: Chiếc váy dưới đáy hòm (tác giả Lê Minh Hải).

Trang Tuổi trẻ tuần này có “Những thông điệp yêu thương” của tác giả Nam Phương chia sẻ: “Có nhiều cách để hạnh phúc. Một trong những cách đó là sự sẻ chia. Sẻ chia bằng vật chất, sẻ chia bằng tinh thần, hay sẻ chia bằng chính những gì mình đang có, một cách chân thành cho người cần, đều nảy sinh hạnh phúc”.

Trời nóng có được ở trần tọa thiền? & Muốn hồi hướng công đức phải làm sao? - là những vấn đề sẽ được Tổ Tư vấn báo Giác Ngộ trả lời độc giả kỳ này.

Cùng nhiều bài vở đáng quan tâm khác.

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày