Giác Ngộ số 937: Ý nghĩa của việc cầu an

GNO - Một mùa Tết cổ truyền nữa đã trôi qua, nhưng mọi nơi vẫn đọng lại nhiều dư vị của bầu không khí mừng đón năm mới qua những lễ hội đã và đang còn diễn ra, mà Phật giáo với các khóa lễ truyền thống là một trong số ấy. Theo đó, trên trang 8 của báo Giác Ngộ số ra tuần này (GN 937, ngày 2-3), HT.Thích Trí Quảng sẽ nói rõ Ý nghĩa cầu an để tìm được sự an lạc cho chính mình và ảnh hưởng sự an lành đó cho những người hữu duyên trong cuộc sống, đúng theo Chánh pháp.
b1.jpg
Bìa Giác Ngộ số 937 - Mỹ thuật: Nhuận Thường

Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Độ với bài viết Đừng dung túng cho hủ tục ở trang Xã luận, một lần nữa là sự khẳng định mạnh mẽ trước những hiện tượng mê tín dị đoan, một số hủ tục mệnh danh truyền thống, tâm linh, xen tạp vào cả sinh hoạt tín ngưỡng trong tự viện Phật giáo ở một số nơi.

Ngoài ra, trong dịp Tết năm nay, cuộc triển lãm ảnh “Chùa Hương Xưa-Nay” diễn ra cùng với Lễ khai hội chùa Hương xuân Mậu Tuất, ngày 21-2-2018 (tức mồng 6 tháng Giêng) tại chùa Thiên Trù, cũng là  một trong những điểm nhấn của số báo tuần này. Qua đó, với 108 bức ảnh được chụp trong thời gian từ năm 1927 đến năm 2018, điểm nhấn là 32 bức ảnh cổ chụp từ cách đây hơn 60 năm trở về trước, lần đầu được ra mắt công chúng đương đại, nhà báo Chu Minh Khôi đã đưa ra nhiều góc nhìn về vấn đề Cần khai thác di sản tư liệu Phật giáo Việt tại Pháp, trên trang Văn hóa.

Cũng trên chuyên trang Văn hóa của Giác Ngộ số 937, còn có bài Bước Chân An Lạc (Walk With Me) Rung động bởi những điều bình dị (PV Giao Hảo), gồm những chia sẻ đầy cảm xúc của người xem trong ngày ra mắt bộ phim tài liệu về Thiền sư Thích Nhất Hạnh và Tăng thân Làng Mai, tại Việt Nam vừa qua.

Phật học: Bài viết Phước có hay không? (tác giả Trương Hoàng Minh)

- ĐĐ.Quảng Tánh trên trang Suy nghiệm lời Phật - kỳ này: Dính mắc thì đau khổ. Và trang Cuộc sống nhiệm mầuBồ-tát đi rồi… (tác giả Thích Trung Hữu).

- Trang Phật giáo - Tuổi trẻ có sự trải lòng của nhà thơ Trần Lê Khánh với bạn đọc Giác Ngộ, qua bài “Với tôi, hình ảnh đức Phật là đẹp nhất!”, do Tấn Khang thực hiện.

Truyện ngắn Vẫn còn trong nhau (tác giả Ngọc Diệp)

Thấy rõ nhân-duyên-quả để an nhiên Vì sao dạo này tôi không tụng kinh được nữa, hai vấn đề này sẽ được Tổ Tư vấn trả lời ở trang 27.

Và, nhiều bài viết trên các chuyên trang khác: Nữ lương y chân đất (Ngọc Vân - Quang Đại) trên trang Xã hội nhân ngày thầy thuốc Việt Nam; Đầy mạnh kết nối sinh viên Phật giáo quốc tế Lãnh đạo các nước chúc Tết âm lịch đến cộng đồng Phật tử (Phật giáo nước ngoài)…

Kính mời bạn đọc quan tâm theo dõi!

Liên hệ mua và đặt báo: Phòng Phát hành Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.HCM - ĐT: (028) 393 00675 - 393 06982 - DĐ: 0932059528.

--------------------------

MỜI ĐẶT MUA BÁO GIÁC NGỘ NĂM 2018

TUẦN BÁO PHÁT HÀNH VÀO THỨ 6 HÀNG TUẦN
NGUYỆT SAN PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 15 HÀNG THÁNG

Kính mời chư tôn đức và Phật tử độc giả đăng ký Báo Giác Ngộ năm 2018

- Tuần báo thường: 11.500 đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Xuân Mậu Tuất: 25.000đ/cuốn

- Tuần báo đặc biệt Phật đản, Vu lan, Vía Đức Quán Thế Âm Bồ-tát: 22.000đ/cuốn

- Nguyệt san thường: 11.800 đ/cuốn

- Nguyệt san đặc biệt (Xuân Mậu Tuất, Phật đản, Vu lan): 15.000 đ/cuốn

  • Tuần báo: quý I: 163.000đ, quý II: 160.000đ, quý III: 160.000đ, quý IV: 160.000đ
  • Tuần báo trọn năm: 643.000đ
  • Nguyệt san: quý I: 38.600đ, quý II: 38.600đ, quý III: 38.600đ, quý IV: 35.400đ
  • Nguyệt san trọn năm: 151.200đ
  • Tuần báo và nguyệt san trọn năm: 794.200đ

Đặc biệt, đối với quý độc giả khi đăng ký và đóng tiền trọn năm cả tuần báo và nguyệt san Giác Ngộ trước ngày 15-12-2017 sẽ được tặng 1 cuốn lịch Giác Ngộ 2018 (7 tờ)

Tiền đặt mua báo xin nộp trực tiếp hoặc gởi qua đường bưu điện đến: Báo Giác Ngộ, 85 Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3, TP.Hồ Chí Minh. Hoặc chuyển tiền vào tài khoản BÁO GIÁC NGỘ 114000006093Ngân hàng Công Thương, CN3 (xin ghi rõ địa chỉ và số điện thoại để dễ liên lạc)

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ: 028.39 300 675 - 39 306 982 (chị Thủy)

Email: pphgiacngo@gmail.com

BAN PHÁT HÀNH

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tác giả, Phật tử Nguyễn Tường Bách trong khuôn viên vườn nhà - Ảnh: TGCC

Tác giả Nguyễn Tường Bách sẽ nói chuyện và giao lưu về chủ đề Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á

GNO - Nguyễn Tường Bách - tác giả, dịch giả của nhiều cuốn sách được nhiều người đọc yêu thích như Mùi hương trầm, Lưới trời ai dệt, Đêm qua sân trước một cành mai, Đạo của vật lý, Con đường mây trắng ... - sẽ có buổi trò chuyện và giao lưu xoay quanh chủ đề “Sự phát triển của Đạo Phật tại châu Á”.

Thông tin hàng ngày