Giai phẩm Liễu Quán Xuân Mậu Tuất - 2018

GNO - Mỗi năm 3 số, thực hiện theo chuyên đề, với nhiều thông tin, phát hiện từ các cuộc nghiên cứu điền dã của chư tôn đức, các nhà nghiên cứu, ấn phẩm Liễu Quán luôn đem đến điều bổ ích cho độc giả trong nhận thức về văn hóa dân tộc và Phật giáo.

Giai phẩm Xuân Mậu Tuất - 2018 vừa được phát hành, ấn phẩm Liễu Quán dành dung lượng lớn cho chuyên đề về Phật giáo trên đất Quảng Trị, một dấu ấn quan trọng trên con đường Nam tiến của dân tộc và là quê hương của nhiều bậc danh Tăng Việt Nam.

LQ13 (1).jpg

Bìa giai phẩm Xuân Liễu Quán - Mỹ thuật: Mai Quế Vũ

Theo đó, một phần đất Quảng Trị ngày nay đã được sáp nhập bản đồ Đại Việt sau cuộc chinh phạt Chiêm Thành năm 1069 của vua Lý Thánh Tông, “là một trong những địa bàn điển hình, minh chứng cho sự gặp gỡ âm thầm và linh diệu giữa hai nền văn hóa Chăm - Việt, khi trải qua biết bao thế kỷ, trên những nền tháp Chăm hoang tàn thuộc Hindu giáo, đã được xây lên những ngôi chùa Phật của người Việt. Ở đó, không chỉ là sự hiện thân thay thế một thiết chế tâm linh đã từng hiện hữu, mà ngôi chùa Phật lúc này, trở thành điểm góp phần bảo tồn bền vững những dấu tích văn hóa của vương quốc Chăm-pa rực rỡ một thời trong quá khứ.

Riêng đối với Phật giáo, Quảng Trị không chỉ là địa bàn mật tập của nhiều ngôi cổ tự có niên đại sớm nhất tại vùng Thuận Hóa, là nơi lưu dấu bước chân các vị tổ sư trong buổi đầu hoằng đạo tại Đàng Trong, mà từ bao thế kỷ qua, Quảng Trị luôn được xem là miền đất Phật, là nơi lưu xuất biết bao các vị cao tăng đức hạnh phụng hiến trọn đời cho sứ mệnh hoằng pháp lợi sanh, có những đóng góp quan trọng và tác động đáng kể đến sự xương minh của lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận hiện đại.

LQ13 (4).jpg

Hiện tại, Quảng Trị là vùng đất còn lưu giữ trên mình khá nhiều các di chỉ, các dấu tích về một quá khứ huy hoàng của văn hóa Phật giáo cũng như văn hóa dân tộc. Chuyên đề Bước đầu tiếp cận di sản Phật giáo Quảng Trị của Liễu Quán kỳ này chỉ là bước khởi động mang tính tiền đề, và chắc chắn chúng tôi sẽ còn quay trở lại Quảng Trị để tiếp tục thực hiện các chuyên đề về sau”. (trích Lời giới thiệu của Ban Biên soạn)

12 bài trong chuyên đề đã phác họa lại trên cơ sở các di chỉ trên vùng đất này với sự tham gia cộng tác của các nhà nghiên cứu kỳ này đã đem đến một cái nhìn mới về đất Quảng Trị trong một chiều kích sâu sắc hơn về văn hóa, đặc biệt là đời sống tôn giáo trên mảnh đất được cho là đầy sự khắc nghiệt với gió Lào cát trắng...

Trong các chuyên mục khác như Phật học, văn hóa,  di sản – tư liệu, trên địa cầu xanh… của giai phẩm Xuân Liễu Quán năm nay còn có bài viết của chư tôn đức: Trưởng lão Tỳ-kheo Thích Trí Quang, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, GS.Cao Huy Thuần (Pháp), TS.Thái Kim Lan, Nguyễn Tường Bách (Đức), dịch giả Bửu Ý… cùng nhiều cây bút uy tín khác tại Huế, Quảng Trị, TP.HCM và hải ngoại.

LQ13 (3).jpg
LQ13 (15).jpg
LQ13 (5).jpg
LQ13 (6).jpg
LQ13 (8).jpg
LQ13 (7).jpg
LQ13 (9).jpg
LQ13 (10).jpg
LQ13 (11).jpg
LQ13 (12).jpg
LQ13 (13).jpg
LQ13 (2).jpg

Liễu Quán do Trung tâm VHPG Liễu Quán - Huế thực hiện, là ấn phẩm có nội dung đáng đọc và lưu trữ, trình bày trang nhã.

Liên hệ phát hành: Trung tâm VHPG Liễu Quán, 15A Lê Lợi, TP.Huế; Nhà sách Hà Nội, 245 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP.HCM; Phòng phát hành chùa Quán Sứ, 73 phố Quán Sứ, Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Toàn cảnh khai mạc Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

Thượng tọa Thích Đức Thiện tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao 2024

GNO - Nhận lời mời của Hiệp hội giao lưu Văn hóa và Tôn giáo Trung Hoa, Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, đoàn đại biểu GHPGVN do Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự dẫn đầu đã tham dự Hội nghị Diễn đàn châu Á - Bác Ngao (BFA) 2024 diễn ra từ 26 đến 29-3-2024 tại Hải Nam, Trung Quốc.

Thông tin hàng ngày