Giáo hội hỗ trợ nhiều mặt đối với PG Nam tông Khmer

GNO - Đó là khẳng định của TT.Thích Thiện Thống, Phó Tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng II TƯGH trong báo cáo về công tác hỗ trợ sinh hoạt của Phật giáo Nam tông Khmer sáng nay, 8-9, nhân Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần VII đang diễn ra tại tỉnh Hậu Giang.

ttthienthong1.JPG


TT.Thích Thiện Thống báo cáo tại Hội nghị - ảnh: Bảo Thiên

Theo TT.Thích Thiện Thống, với mục đích hỗ trợ hoạt động của hệ phái phát triển đồng bộ trong ngôi nhà chung GHPGVN, Trung ương Giáo hội đã phối hợp với Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer hai năm một lần - đã trải qua 6 kỳ Hội nghị tại các tỉnh Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Kiên Giang, Trà Vinh, An Giang và Hội nghị lần thứ VII năm 2016 được tổ chức tại tỉnh Hậu Giang.

“Sau 12 năm, qua việc ghi nhận những ý kiến đóng góp và đề nghị của chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer đối với các hoạt động của Hệ phái, bằng sự quyết tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, nhất là chư tôn đức Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, một số lượng lớn công tác trọng tâm thuộc 7 nhóm vấn đề được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và tinh thần của Nghị quyết qua các kỳ Hội nghị chuyên đề đều đã được thực hiện một cách rốt ráo, tạo được niềm tin của Tăng tín đồ Phật giáo Nam tông Khmer đối với Giáo hội Phật giáo Việt Nam” - TT.Thích Thiện Thống khẳng định.

Theo đó, trong công tác nhân sự, chư tôn đức hệ phái đã tham gia các cấp Giáo hội từ Trung ương đến địa phương từ nhiệm kỳ đầu cho đến nay và số lượng nhân sự tham gia Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, ban, viện Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự GHPGVN các cấp cũng được tăng theo từng nhiệm kỳ.

Ngoài ra, theo đề nghị của chư tôn đức Hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, Ban Thường trực Hội đồng Trị sự đã ký quyết định bổ nhiệm thành phần nhân sự 5 phân ban thuộc Ban Tăng sự Trung ương, Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương, Ban Hoằng pháp Trung ương, Ban Văn hóa Trung ương và Ban Thông tin - Truyền thông Trung ương gồm Phân ban Tăng sự Trung ương, Phân ban Giáo dục Phật giáo Nam tông Khmer, Tiểu ban Hoằng pháp Trung ương, Phân ban Văn hóa Trung ương và Phân ban Thông tin - Truyền thông Trung ương.

Tại Ban Trị sự GHPGVN 14 tỉnh, thành phố có Phật giáo Nam tông Khmer sinh hoạt, đều có chư tôn đức giáo phẩm Phật giáo Nam tông Khmer tham gia Ban Trị sự từ cương vị chứng minh cho đến Trưởng ban, Phó ban Trị sự phụ trách chuyên ngành, các vị Ủy viên Thường trực và Ủy viên Ban Trị sự.

Cũng tại các tỉnh, thành này; Ban Trị sự GHPGVN đã bổ nhiệm 100% trụ trì và Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer. Hầu hết các vị trụ trì và Ban Quản trị các chùa đều hoạt động theo Hiến chương GHPGVN và chính sách pháp luật của Nhà nước; đã khắc và trao 462 con dấu chùa theo từng địa phương.

Về công tác giáo dục, theo TT.Thích Thiện Thống, chương trình giảng dạy các cấp học của Phật giáo Nam tông Khmer tương đối đồng bộ. Riêng Trung ương Giáo hội đã có nhiều phiên làm việc với các lãnh đạo bộ ngành trung ương và địa phương trong việc hỗ trợ Học viện Phật giáo Nam tông Khmer tiến hành khởi công giai đoạn 1; ra các thông báo vận động Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh thành ủng hộ kinh phí xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer.

Các lớp học Pali, Vini, các Trường Trung cấp, Sơ cấp, Khmer ngữ và bổ túc văn hóa cấp 1, 2, 3; các lớp Anh văn, tin học cho chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer và thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer tại các đơn vị như Sóc Trăng, Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Hậu Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh đều được duy trì và đạt được nhiều kết quả. Mỗi năm học, có từ bốn đến sáu ngàn chư Tăng, thanh thiếu niên đồng bào dân tộc Khmer tham gia các lớp học.

“Ngoài những lớp học nêu trên, hằng năm các chùa Phật giáo Nam tông Khmer còn tổ chức các khóa tu thiền định cho cư sĩ Phật tử ở Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, mỗi khóa tu có từ 100 đến vài trăm cụ ông, cụ bà và nam nữ thanh niên Phật tử tham dự”, TT.Thích Thiện Thống bổ sung.

Bên cạnh đó, nhiều chư Tăng Phật giáo Nam tông Khmer theo học các Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ngành Dân tộc Tôn giáo - Trường Chính trị tỉnh Trà Vinh, Cao đẳng Anh văn, Cao đẳng Văn hóa Khmer Nam bộ, Đại học Ngữ văn Khmer Nam bộ, Đại học Luật, Đại học Công nghệ Thông tin, báo chí, kế toán, du lịch và điêu khắc gỗ tại TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Trà Vinh.

ttthienthong2.JPG


Toàn cảnh đoàn chủ tọa và chư tôn đức chứng minh Hội nghị - ảnh: Bảo Thiên

Đối với công tác văn hóa, được sự hỗ trợ kinh phí của Ban Tôn giáo Chính phủ, sự giúp đỡ của Nhà Xuất bản Tôn giáo, theo đề nghị của chư tôn đức giáo phẩm Hệ phái, từ sau Hội nghị chuyên đề Phật giáo Nam tông Khmer lần thứ nhất tại Sóc Trăng (2004) đến Hội nghị chuyên đề lần thứ V tại Trà Vinh (2012), Trung ương Giáo hội và đại diện Phật giáo Nam tông Khmer đã làm việc và ký hợp đồng in kinh sách Phật giáo Nam tông khmer gồm các Kinh, Luật, Luận, Luật xuất gia Tỳ-khưu, Sa-di, Luật Cư sĩ, Văn phạm Pali, Song ngữ Khmer - Pali, ngữ pháp Khmer, Lễ Dâng y, kinh Nht tng, Lịch sử Đức Phật, kinh Pháp cú, các bài giảng Phật ngôn, bài giảng Luật giới, Phạn ngữ căn bản, 38 Pháp hạnh phúc, Giáo trình Lịch sử Phật giáo Nguyên thủy…

“Tổng cộng đã in 4 đợt sách với 82 đầu kinh sách, trên 200 ngàn quyển. Tổng kinh phí cho các đợt in kinh sách trên 10 tỷ đồng. Thông qua Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, Trung ương Giáo hội đã trao số kinh sách đã in cho các chùa Phật giáo Nam tông Khmer” - Thượng tọa Chánh Văn phòng II TƯGH nêu rõ.

Thông qua vai trò điều phối của Giáo hội, chư Tăng và đồng bào Phật tử đã tích cực tham gia các phong trào, đoàn thể, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo, Hội Bảo vệ môi trường sinh thái, Hội Liên hiệp Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi…. Nhiều vị sư sãi, đồng bào Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer tham gia đại biểu Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh/thành, quận/huyện, phường/xã. Từ đó, đã xuất hiện nhiều gương điển hình, người tốt việc tốt, bàn tay vàng giàu lòng nhân đạo… nên đã được nhà nước trao tặng Huân chương, Bằng khen, Giấy khen và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tặng Bằng Tuyên dương công đức.

Còn một số tồn tại

Dù nỗ lực nhưng công tác hỗ trợ sinh hoạt Phật giáo Nam tông Khmer vẫn có một số tồn tại như: triển khai xây dựng Học viện Phật giáo Nam tông Khmer còn chậm so với dự kiến ban đầu, do thiếu nguồn kinh phí; cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động của trường lớp Sơ cấp, Trung cấp và đội ngũ giảng viên còn nhiều khó khăn; tiến trình công nhận chùa Khmer là di tích và chư tôn đức Phật giáo Nam tông Khmer có công với nước chậm do không đủ hồ sơ liên quan; cấp quyền sử dụng đất cho chùa Phật giáo Nam tông Khmer diễn ra chậm; thẩm định 28 đầu kinh sách Phật giáo chữ Khmer gặp sai sót lỗi chính tả; việc cấp giấy chứng nhận tu sĩ Phật giáo Nam tông Khmer có nhiều trở ngại do tính đặc thù của quá trình tu học và xuất tu của quý sư sãi -  TT.Thích Thiện Thống cho biết.

Bảo Thiên ghi

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

Truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh (Vĩnh Long) lên giáo phẩm Hòa thượng

GNO - Thông tin từ Văn phòng Đức Pháp chủ, sau khi xem xét đệ trình của Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Đức Pháp chủ GHPGVN đã chuẩn y, ban hành quyết định truy phong Thượng tọa Thích Phước Hạnh, Ủy viên Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Vĩnh Long lên giáo phẩm Hòa thượng.

Thông tin hàng ngày