Giáo hội Phật giáo Việt Nam: những chặng đường

Giác Ngộ - GHPGVN tròn 30 tuổi, một chặng đường đã qua với nhiều thành tựu đạt được, dưới đây là những cột mốc cơ bản của chặng đường đó...

Nhiệm kỳ I là thời kỳ xây dựng và củng cố cơ sở với 50 thành viên Hội đồng Chứng minh (HĐCM), 50 thành viên Hội đồng Trị sự (HĐTS), thành lập 28 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành hội, 6 ban ngành hoạt động.

Vesak450.jpg

Phật giáo VN trên đường phát triển, hưng thạnh. Trong ảnh: Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc 2008 tại Hà Nội

Nhiệm kỳ II là giai đoạn phát triển các mặt hoạt động theo Chương trình nội dung 6 điểm của Giáo hội trong thời kỳ đổi mới của xã hội và đất nước, với 60 thành viên HĐCM, 60 thành viên HĐTS, thành lập được 33 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành hội và 8 ban ngành hoạt động.

Nhiệm kỳ III là giai đoạn tiếp tục phát triển một cách toàn diện và hoàn chỉnh các mặt hoạt động của 10 ban ngành, viện từ Trung ương đến địa phương trong thời kỳ tiếp tục đổi mới và mở cửa của đất nước, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, thành lập 41 đơn vị Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành hội, với 75 thành viên HĐCM, 70 thành viên HĐTS.

Nhiệm kỳ IV thành lập 45 đơn vị Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo, với 65 thành viên HĐCM, 95 thành viên HĐTS. Đây là nhiệm kỳ tổng kết những thành quả của Giáo hội trong những năm cuối của thế kỷ 20 để vững vàng bước sang thế kỷ 21.

vesak-2008.jpg

Nhiệm kỳ V là nhiệm kỳ đầu của thế kỷ 21, với 52 đơn vị Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo, 85 thành viên HĐCM, 95 thành viên HĐTS chính thức và 24 thành viên HĐTS dự khuyết.

Nhiệm kỳ VI, kiện toàn cơ chế tổ chức, triển khai nội dung hoạt động theo tinh thần Hiến chương đã tu chỉnh, gồm 3 cấp hành chánh Giáo hội, với 58 đơn vị tỉnh, thành hội Phật giáo, 97 thành viên HĐCM, 147 thành viên HĐTS chính thức và 48 thành viên dự khuyết HĐTS. Trong nhiệm kỳ này, Giáo hội đã công nhận 6 Hội Phật tử Việt Nam tại các nước châu Âu như: Nga, Đức, Czech , Hungary , Ba Lan và Ukraina.

 (Theo GHPGVN: 30 năm thành lập, phát triển
đồng hành cùng dân tộc)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày