Giáo hội TP.HCM phổ biến kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Lễ Tắm Phật trong Đại lễ Kính mừng Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự
Lễ Tắm Phật trong Đại lễ Kính mừng Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự
0:00 / 0:00
0:00
GNO - Theo đó, kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản và Tuần lễ Phật đản tại TP.HCM do Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng, Quyền Pháp chủ GHPGVN, Trưởng ban Trị sự GHPGVN TP.HCM ấn ký, ban hành.

Theo đó, Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM cung thỉnh chư tôn giáo phẩm Ban Chứng minh, Ban Tổ chức do Hòa thượng Thích Trí Quảng làm Trưởng ban cùng chư tôn đức Phó ban Tổ chức, Ban Thư ký, các ủy viên và 13 Tiểu ban thuộc Ban Tổ chức.

Địa điểm tổ chức tại Việt Nam Quốc Tự (số 242-244, đường 3/2, phường 12, quận 10), từ mùng 8-4 đến ngày 15-4-Nhâm Dần (ngày 8 - 15-5-2022).

Lễ Mộc dục diễn ra vào mùng 8-4-Nhâm Dần (ngày 8-5-2022)

Đúng 4 giờ sáng: Tất cả cơ sở tự viện trên toàn Thành phố đồng loạt cử 3 hồi chuông trống Bát nhã kính mừng Đức Phật đản sinh, cầu nguyện quốc thái dân an.

5 giờ 30 sáng, chư tôn đức giáo phẩm Ban Chứng minh, Ban Trị sự, các ban chuyên GHPGVN Thành phố, TP.Thủ Đức và 21 quậnhuyện, Tăng Ni và Phật tử toàn Thành phố đồng vân tập lễ đài chính của GHPGVN Thành phố (Việt Nam Quốc Tự - quận10) để tham dự.

Đúng 6 giờ, lễ Mộc dục chính thức bắt đầu.

Đại lễ Phật đản, diễn ra ngày 15-4-Nhâm Dần (ngày 15-5-2022).

Đúng 4 giờ sáng, tất cả cơ sở tự viện trên toàn Thành phố đồng loạt trang nghiêm cử 3 hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đức Phật đản sanh.

5 giờ sáng: Chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử TP.Thủ Đức và 21 quận huyện tập trung về lễ đài chính tại Việt Nam Quốc Tự để tham dự Đại lễ.

Đúng 6 giờ sáng: Đại lễ Phật đản chính thức bắt đầu.

Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức và 21 quận huyện có trách nhiệm hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử đứng đúng vị trí do Ban Tổ chức qui định. Mỗi đoàn cử một vị giữ trật tự, nhắc nhở các thành viên trong đoàn tự trang nghiêm trong khi hành lễ. Sau khi Đại lễ Phật đản tại lễ đài chính hoàn mãn, Tăng Ni và Phật tử tiếp tục trở về tham dự Đại lễ Phật đản do Giáo hội địa phương tổ chức và tham dự Đại lễ tại trú xứ của mình.

Chương trình chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

1. Cung thỉnh chư tôn đức Giáo phẩm, các quan khách quang lâm lễ đài.

2. Niệm Phật cầu gia bị.

3. Lễ chào Quốc kỳ - Đạo kỳ.

4. Một phút nhập Từ bi quán

5. Tuyên bố lý do, thông qua chương trình và giới thiệu đại biểu tham dự.

6. Dâng hoa kính mừng Phật đản.

7. Tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2566 của Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN.

8. Tuyên đọc Diễn văn Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN.

9. Tặng hoa chúc mừng Đại lễ.

10. Phát biểu của đại diện lãnh đạo TP.HCM.

11. Cử hành nghi lễ cúng dường Phật đản.

- Cử ba hồi chuông trống Bát nhã rước lễ Đản sanh.

- Niệm hương.

- Nghi thức tụng niệm kính mừng Phật đản.

- Hồi hướng.

- Thả chim bồ câu mừng Khánh đản.

12. Cảm tạ của Ban Tổ chức.

13. Hồi hướng, hoàn mãn.

Chương trình tọa đàm - thuyết giảng: Suốt Tuần lễ Phật đản Phật lịch 2566, nhằm tôn vinh kỷ niệm ngày Đản sanh của Đức Từ phụ Thích Ca Mâu Ni Phật và hướng đến chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập GHPGVN TP.HCM (1982- 2022), Ban Hoằng Pháp GHPGVN TP. HCM chuẩn bị lập kế hoạch tổ chức thuyết giảng theo phương cách trực tiếp và trực tuyến.

Ban Trị sự GHPGVN TP.Thủ Đức và 21 quận huyện chủ động, tổ chức và liên hệ để cung thỉnh Giảng sư Ban Hoằng pháp Thành phố đến thuyết giảng tại các lễ đài của Phật giáo TP.Thủ Đức và 21 quận huyện, cũng như tại các tự viện vào thời gian thuận tiện nhất.

Việc kết nối, chuyển tải hình ảnh các buổi thuyết giảng, chiếu phim Phật giáo, văn nghệ v.v… nhằm chào mừng Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566, các đơn vị Phật giáo TP. Thủ Đức và 21 quận huyện và tự viện tổ chức phải đăng ký và thống nhất với Ban Văn hóa và Ban Thông tin - Truyền thông GHPGVN Thành phố.

Tải nguyên văn bản Kế hoạch bên dưới:

Kế hoạch tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày