Hà Nội: Khởi công xây dựng chùa Hiển Quang

GNO - Sáng nay, 8-5, UBND và Ban Quản lý Di tích xã Dương Hà cùng toàn thể nhân dân trong xã đã long trọng tổ chức lễ động thổ, khởi công xây dựng nhà Tam bảo (thuộc dự án trùng tu, tôn tạo chùa Hiển Quang, thôn Hạ, xã Dương Hà, huyện Gia Lâm, TP.Hà Nội).

khoi cong 3.jpg


Chư tôn đức niệm hương, cầu nguyện Tam bảo gia hộ cho việc xây chùa được thành tựu

Tham dự buổi lễ có TT.Thích Thanh Quy, Trưởng BTS GHPGVN huyện Gia Lâm cùng chư tôn đức BTS GHPGVN trong toàn quận và các quận, huyện cùng về tham dự.
 

Về phía chính quyền có ông Thạch Công Hùng, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã Dương Hà; ông Nguyễn Văn Ngọt, Chủ tịch HĐND xã Dương Hà cùng đại diện lãnh đạo các cơ quan ban ngành UBMTTQVN  xã Dương Hà, huyện Gia Lâm cùng về tham dự.
 

Chùa Hiển Quang (thôn Hạ) là một trong những quần thể thuộc cụm Di tích đình - chùa thôn Hạ (xã Dương Hà, huyện Gia Lâm), đã được UBND TP.Hà Nội công nhận Di tích lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật năm 2003.
 

Chùa Hiển Quang xưa kia nằm trong vùng đất cổ kinh bắc, bên dòng sông Đuống, có bề dày lịch sử từ nhiều thế kỷ nay, cách trung tâm Phật giáo Luy Lâu không xa.

Chùa có khởi nguồn tạo dựng từ khá sớm trong lịch sử hình thành và phát triển của dân làng Hạ Dương, thuộc tổng Làng; chùa thờ Phật và thờ Tổ, là ngôi chùa lớn của hàng Tổng, xưa kia tiếng vang của chùa đã lan rộng khắp kinh bắc và thành Thăng Long, nên đã được nhiều quan lại ở chốn kinh kỳ và địa phương góp công, góp của để xây dựng ngôi chùa được khang trang qua các triều đại.

Trải qua thời gian tồn tại và phát triển với nhiều biến động của xã hội, chiến tranh loạn lạc và thiên tai, chùa Hiển Quang đã xuống cấp nặng.

khoi cong 1.jpg


Nghi thức động thổ xây chùa

khoi cong 2.jpg
Phật tử
trang nghiêm tại buổi lễ

 

Dự án đầu tư, tu bổ, tôn tạo nhà Tam bảo với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4,5 tỷ đồng, bằng nguồn vốn xã hội hóa do nhân dân và các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, thập phương công đức, ủng hộ.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tịnh khẩu

Tịnh khẩu

GNO - Tôi được biết, trong các pháp môn tu tập của Phật giáo có đề cập đến tịnh khẩu. Tuy vậy, trong đạo tràng an cư của chúng tôi có một vị lập hạnh không nói hoàn toàn, có điều gì cần thì ra dấu hoặc ghi ra giấy mà thôi. Tôi nghe khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Phật giáo quan niệm về vấn đề này thế nào?

Thông tin hàng ngày