Trước khi có tên Giác Ngộ, báo có tên gì?

GNO - Trước khi chính thức có tên Báo Giác Ngộ thì báo được cấp phép mang một tên khác...

Theo đó, Báo Giác Ngộ được thành lập theo quyết định số 07/QĐ-BC, ngày 1-12-1975 của Bộ Văn hóa - Thông tin, với tên gọi ban đầu là “Hòa Hợp”, do HT.Thích Minh Nguyệt lúc bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.Hồ Chí Minh làm chủ nhiệm, cư sĩ Võ Đình Cường làm Tổng biên tập.

BTN_0010.JPG
HT.Thích Trí Quảng, HT.Thích Giác Toàn và cư sĩ Tống Hồ Cầm cùng chia sẻ về
Báo Giác Ngộ  bên bìa số báo đầu tiên phóng lớn phía sau - ra cách đây 40 năm (1-1-1976)

Sau đó, tại quyết định số 09/QĐ-BC của Bộ Văn hóa - Thông tin đồng thuận cho đổi tên gọi là Giác Ngộ, với khuôn khổ 44x60cm, dung lượng 16 trang, là tiếng nói của Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP với hình thức xuất bản bán nguyệt san, 2 số/ tháng.

Ngay từ đầu, thành phố đã tạo điều kiện cho báo, trụ sở tòa soạn báo được đặt tại số 85 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, khá thuận lợi trong việc liên lạc, in ấn và phát hành.

Theo chư tôn đức lãnh đạo báo, từ đó cho đến nay, Báo Giác Ngộ đã trải qua quá trình 40 năm hình thành và phát triển, có những lúc thăng trầm nhưng vẫn giữ được bản sắc của một tờ báo Phật giáo, đồng hành cùng dân tộc, đem ánh sáng Phật pháp vào đời, mong muốn đóng góp thiết thực cho cuộc sống...

P.V

* Giác Ngộ mong nhận được nhiều bài viết, hình ảnh nhân kỷ niệm 40 năm báo. Bài viết gửi về: toasoan@giacngo.vn hoặc bandocgiacngo@gmail.com. Bài sẽ được chọn đăng trên hai trang báo online mừng 40 năm báo Giác Ngộ và trên tuần báo Giác Ngộ...

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày