Hà Nội: Trọng thể kỷ niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch

(GNO-Hà Nội): Sáng 19-3, Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch (1011-2011) được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trọng thể tại Bảo tàng Học viện Phật giáo Việt Nam, Sóc Sơn - Hà Nội.
cau nguyen.jpg

Chứng minh buổi lễ có HT. Thích Đức Nghiệp - Phó Thư ký HĐCM, HT. Thích Thanh Tứ - Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, HT. Thích Thiện Nhơn - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS, chư tôn giáo phẩm Phó Chủ tịch HĐTS, Ban Thường trực HĐTS các tỉnh, thành phía Bắc; đông đảo Tăng Ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội. Tham dự buổi lễ còn cólãnh đạo đại diện các ban ngành Trung ương và TP.Hà Nội.

Phát biểu khai mạc, HT. Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS khẳng định việc tổ chức đại lễ tưởng niệm vị Quốc sư đầu tiên của Phật giáo Việt Nam là để ôn lại lịch sử, truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc, bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cũng như những chia sẻ của nhân dân. Đây là niềm khích lệ to lớn đối với Giáo hội trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc..

Hòa thượng Thích Thanh Tứ đề nghị các cấp Giáo hội Phật giáo tích cực triển khai các hoạt động Phật sự thiết thực để tỏ lòng tri ân công đức đối với quốc gia, lịch đại Tổ sư Phật giáo Việt Nam, đặc biệt đối với công lao to lớn của Quốc sư Khuông Việt.

Nhân dịp này, thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng gửi lời chia buồn sâu sắc đến Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cầu nguyện sự bình yên cho đất nước Nhật Bản và cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Văn Núi khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là dịp để mọi người cùng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn công lao to lớn của Quốc sư đối với dân tộc, cũng như sự phát triển của Phật giáo Việt Nam.

Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký HĐTS đọc tiểu sử Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu), sinh năm 930 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Lớn lên, ông xuất gia tu học tại chùa Phật Đà. Năm 20 tuổi, cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) cầu pháp, thụ Đại giới với Thiền sư Vân Phong. Sau khi sư Vân Phong viên tịch (956), ngài trụ trì chùa Khai Quốc và hóa đạo tại đây.

Sau lễ dâng hương cầu quốc thái dân an và cầu siêu cho các nạn nhân trong trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản, chư tôn đức và Tăng Ni, Phật tử về dự Đại lễ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất và sóng thần 50 triệu đồng để khắc phục phần nào thiệt hại về tài sản.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

[Video] Lần đầu tiên tổ chức Khoá bồi dưỡng thiết kế truyền thông hướng đến Đại lễ Vesak LHQ 2025

GNO - Khóa bồi dưỡng diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 21 đến 23-11-2024; với nội dung: Thiết lập truyền thông vào tổ chức sự kiện (Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Square Võ Thành Trung và ông Nguyễn Huy, Giám đốc sáng tạo thuộc Tập đoàn Square đảm trách chia sẻ); Thiết kế đồ họa, nguyên lý và ứng dụng cơ bản...
Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.

Thông tin hàng ngày