Hải Dương: PG Thanh Hà tổ chức Đại lễ Phật đản

GNO - Sáng 13-5-2013 (nhằm ngày 4-4 năm Quý Tỵ), BTS GHPGVN huyện Thanh Hà đã tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2557 - DL.2013 tại chùa Sùng Phúc (xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương).

Tới dự đại lễ có TT.Thích Thanh Thắng, Trưởng BTS GHPGVN huyện Thanh Hà; ĐĐ.Thích Thanh Hiền, Trưởng ban Tăng sự GHPGVN huyện Cẩm Giàng; Ni trưởng Thích Đàm Thảo, trụ trì chùa Sùng Phúc cùng các Tăng Ni là trụ xứ các chùa, tổ đình, tự viện trên địa bàn huyện Thanh Hà đã quang lâm về dự lễ. 

baole.JPG

Chư tôn đức thực hiện lễ mộc dục - Ảnh: Bảo Lê

Về phía lãnh đạo địa phương có ông Bùi Minh Khướng, Phó Chủ tịch HĐND huyện Thanh Hà; ông Nguyễn Xuân Chiêm, Bí thư Đảng ủy xã Thanh Xuân; ông Nguyễn Văn Tý, Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân cùng đông đảo các ban ngành đoàn thể, đại diện cho các khối sự nghiệp cùng toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện cũng về tham dự.

Tại buổi lễ, TT.Thích Thanh Thắng đã tuyên đọc diễn văn khai mạc Đại lễ Phật đản PL.2557 và đọc thông điệp của HT.Thích Phổ Tuệ - Đức Pháp chủ GHPGVN gửi đến toàn thể Tăng Ni, Phật tử nhân mùa Phật đản.

Nhân dịp lễ Phật đản PL.2557, Ban Tăng sự GHPGVN huyện Thanh Hà cũng đã tổ chức lễ khánh tuế cho Ni trưởng Thích Đàm Thảo thượng thọ 100 tuổi. Sau đó, trao 15 suất quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã Thanh Xuân.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

Bia tháp Hòa thượng Ẩn Sơn Long Thiền

NSGN - Hòa thượng Ẩn Sơn có pháp húy là Thành Nhạc, thuộc đời 34 Thiền phái Lâm Tế, theo kệ phái Đạo Mân Mộc Trần. Hòa thượng là vị Tổ khai sơn chùa Long Thiền, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Học giới cho ngài là đệ tử của Hòa thượng Nguyên Thiều Thọ Tông (1648-1728).
Ví dụ mặt trăng

Ví dụ mặt trăng

NSGN - Tỳ-kheo các thầy phải tu tập giống như mặt trăng, như người mới học, khi đi vào nhà người thì phải nhiếp tâm, kiểm thúc thân, biết hổ biết thẹn, luôn khiêm hạ.
Ảnh: Phùng Anh Quốc

Đức Phật dạy lìa xan tham

NSGN - Chữ “xan tham” là cách dịch của Thầy Minh Châu, với chữ xan là keo kiệt, và tham là tham muốn. Cả hai chữ xan và tham đều có nghĩa gần nhau, đều là chấp có cái gì là “ta” và “của ta” và “muốn gì cho ta”.

Thông tin hàng ngày