Hạnh phúc của cô giáo Nga

GN - Hình ảnh của cô Dương Lệ Nga, giáo viên kiêm Tổng phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong HCM Trường THCS xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình khiến tôi cảm thấy ấm áp và xúc độngbởi những việc làm vì học sinh, vì cộng đồng của cô giáo.

Rất gần gũi và hòa đồng với học sinh, coi học sinh như con cháu trong gia đình, cô Nga luôn trăn trở tìm tòi để mang tiếng cười, niềm hạnh phúc cho các em. Cô là một trong những giáo viên góp tâm sức vào thay đổi lễ chào cờ sáng thứ Hai hàng tuần ở trường khiến cho buổi chào cờ bớt nhàm chán, khô khan biến sinh hoạt dưới cờ thành buổi để học sinh nói lên cảm xúc về quê hương, hay giới thiệu những cuốn sách giá trị trong thư viện nhà trường, tủ sách lớp em, trao quà sinh nhật cho các em. 

ANh TT (1).jpg

Vợ chồng cô giáo Nga quần áo để trao tặng cho học sinh miền núi

Những ngày lễ trong năm như ngày 20-11, 26-3, cô cùng Ban Giám hiệu trường tổ chức cắm trại, thi văn nghệ để giúp học sinh được vui chơi, rèn kỹ năng sống, hòa hợp với thiên nhiên, môi trường . Mùa hè, cô phối hợp với một số chư tôn đức tổ chức cho học sinh tham gia các khóa tu tại chùa, nói về công ơn sinh thành , đạo nghĩa, ứng xử của con người… Cô còn kết nối với những nhóm bạn trẻ, sinh viên tại Hà Nội về mở những khóa học ngắn hạn rèn kỹ năng sống cho học sinh trường và trong huyện.

Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, cô giáo Nga luôn tìm cách động viên về tinh thần và giúp đỡ về vật chất. Nhiều năm trước đây, cùng với một đồng nghiệp khác là cô Vũ Thị Hoài, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã An Dục, cô đã động viên và đưa đón em Hoàng Thị Nhàn, thôn Lạc Cổ, xã An Dục vốn bị mắc bệnh xương thủy tinh đến lớp, đến trường. Bố mất sớm, mẹ thì chậm chạp, nên thời gian đầu, cô vào tận nhà chở Nhàn đi học. Tới nay, nhiều năm liền Nhàn đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp huyện. Em Vũ Đình Tuyên, cha mất vì bệnh hiểm nghèo, sống cùng mẹ và hai em, được cô khích lệ, đã đỗ đầu miền Bắc trong kỳ thi tuyển du học sinh sang Nhật vào học Trường Nhật ngữ Đông Du (TP.HCM). Và còn nhiều thế hệ học sinh khác tại địa phương được cô kịp thời quan tâm, động viên giúp đỡ.

Quê gốc ở vùng quan họ Kinh Bắc, nhưng sinh ra và lớn lên trên vùng rừng núi Sơn La, cô Dương Lệ Nga đã có hàng chục năm cắm bản với học sinh người dân tộc thiểu số địa phương. Sau này, theo chồng về dạy ở Trường THCS xã An Dục, Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình nhưng mỗi khi có dịp cô lại ngược Tây Bắc thăm trường, thăm bản, để mang cho học sinh ít sách, hay gói quần áo cũ. Những chuyến đến với học sinh vùng sâu, vùng xa cũng là niềm hạnh phúc lớn của cô Nga.

“Học sinh vùng sâu vùng xa ở miền núi còn thiếu thốn trăm bề. Nhiều hôm mùa đông, trời lạnh thấy các em đến lớp quần áo phong phanh, chân đi dép tím tái, thương lắm! Muốn làm thật nhiều điều cho các em mà sức mình có hạn” - cô Nga nói! Vì thế, những đợt phát động học sinh nuôi lợn đất để lấy tiền mua quà, sách báo, gom quần áo cũ giặt thật sạch sẽ, đóng gói cẩn thận để tặng học sinh nghèo miền núi là những sáng kiến của cô đem lại ấm áp cho học sinh nghèo.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Tìm người thân

Tìm người thân

Cháu Minh Đạo đã đi khỏi nhà và không có liên lạc với gia đình trong hơn 3 ngày qua. Vì những biểu hiện tâm lý có phần chuyển biến không tích cực, nên phải thường xuyên theo dõi trị liệu. Gia đình chúng tôi mong được sự giúp đỡ của chư Tôn đức Tăng Ni và quý Phật tử tại các tự viện...

Thông tin hàng ngày