Họa sĩ trở thành nữ tu

GNO - Là một người Anh, Kaz Flanagan đã xuất gia và trở thành một nữ tu Phật giáo sống tại Ấn độ. Cô hy vọng sẽ biên dịch lại một phương pháp tu tập Phật giáo Kim Cang thừa sang tiếng Anh.

Kaz Flanagan có thể có một cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn với máy điều hòa, nước sạch, và một máy tính lúc nào cũng sẵn sàng hoạt động. Nhưng cô họa sĩ quê ở quận Greenwich, London, đã chọn cho mình một đời sống bình dị của một nữ tu ở thành phố Dharamsala, Ấn độ, là nơi Đức Dalai Lama và Tăng đoàn Tây Tạng an trú, tu tập.

hoasi.jpg

Cô Flanagan

Vài năm trước cô Flanagan phát nguyện xuất gia tại Lâm Tỳ-Ni , Nepal , và thọ giới làm nữ tu Phật giáo từ năm 2008. Nữ tu Flanagan mơ ước được mặc chiếc y màu đỏ thẫm dù chỉ đi đến siêu thị mỗi lần cô về thăm quê nhà ở Greenwich .

Cô Flanagan năm nay 58 tuổi, thế danh là Debra Kathleen Flanagan. Nghệ danh của cô là Kazmira, từng được mọi người biết đến nhiều năm về trước. Flanagan đã biết đến đạo Phật ở độ tuổi 30. Cô cũng là người thiết kế đồ họa sống ở thành phố Winter Park , bang Florida . Đồng nghiệp của cô nghiện rượu và muốn thay đổi cuộc đời, nên đã tu tập theo đạo Phật. Cô Flanagan cũng bắt đầu quan tâm đến Phật giáo từ đó.

Cô Flanaga rất tinh tấn tu tập theo Phật giáo Nhật Bản trong vòng 15 năm. Sáng chiều cô tụng Tâm Kinh và một bài chú. Khoảng 10 năm trở lại đây, cô bắt đầu hướng đến truyền thống Phật giáo Tây Tạng, sau khi được diện kiến Đức Dalai Lama.

Là một họa sĩ, cô chuyên vẽ chân dung những nhân vật nổi tiếng. Cô quyết định dự một buổi tiệc có Đức Dalai Lama tham dự tại thành phố New York (Mỹ), hy vọng Ngài sẽ cho phép cô họa lại một bức chân dung. Tuy nhiên, chuyện ấy không bao giờ xảy ra. Cô nhớ lại: “Chỉ một lần bắt tay Ngài đã thay đổi hẳn cuộc đời tôi”.

Cô Flanagan bắt đầu nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng. Cô quyết định đi sang Ấn độ để học hỏi những vị thầy nổi tiếng. “Ở Hoa Kỳ, nếu một vị thầy đến với chúng tôi, chúng tôi chỉ được tiếp chuyện trong vòng năm phút mà thôi”, cô tâm sự.

Cô muốn cống hiến nhiều hơn. Nữ giới không được thọ giới đầy đủ trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, vì thế cô đã phát nguyện theo Tịnh độ tông của Trung quốc tại Đài Loan.

Đây là chuyến đi thứ bảy của cô đến Ấn độ. Cô thức dậy từ 4 hay 5 giờ sáng, tu tập một tiếng rưỡi. Sau khi ăn điểm tâm và chấp tác xong, cô dành cả buổi trưa ở lớp học ngoại ngữ, rồi từ hai đến sáu tiếng đồng hồ tiếp tục tu tập.

Phật giáo Tây Tạng có nhiều phương pháp tu khác nhau như tụng kinh và âm nhạc Thiền. Cô theo phương pháp Troma Nagmo Practice của Chöd, là phương pháp thực hành đầu tiên của Machig Labdron, một vị thầy là nữ tu sống ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 11 và 12.

Chöd là một phương pháp chữa bệnh gắn liền Thiền Phật giáo với Shaman giáo Siberia-Tây Tạng cổ xưa, và được hát đệm với tiếng trống, chuông và tù và.

Ở Ấn độ, những người lãnh đạo Tây Tạng đều là Tăng sĩ. Nữ tu chỉ sống trong những ngôi nhà chiếm một phần diện tích cố định. Tiền quyên góp thường được dùng để ủng hộ và đào tạo các tu sĩ trong những tu viện đồ sộ được ưu đãi.

Trong khi đó ở Ấn độ, mục đích của cô Flanagan là muốn xuất bản một bản dịch bằng tiếng Anh dành cho người phương Tây tu tập, dày 923 trang, nói về Troma Nagmo. Cô dự đoán sẽ mất từ năm đến bảy năm để dịch toàn bộ cuốn sách sang tiếng Anh, và tập hợp tất cả tài liệu và thu âm có liên quan đến việc tu tập.

 “Tôi muốn bản thân tôi phải hiểu rõ về điều đó”, cô nói. Cô hy vọng rằng theo truyền thống Phật giáo những người dân nơi quê nhà cô sẽ đóng góp tài chánh để cô thực hiện nhiệm vụ cao cả này. Họ chỉ cần giúp cô 6.000 đô-la mỗi năm cho chi phí sinh hoạt.

Lori Laughren người New York , cũng là một người bảo trợ cho những khóa tu và nghiên cứu tôn giáo của cô Flanagan từ năm 1998. Lori nghĩ sứ mệnh sau cùng của bạn cô quả là tuyệt vời. “Cô Flanagan rất nghiêm chỉnh siêng năng học tập và tập trung”.

Cha cô, ông Joseph Flanagan, vẫn đang sống ở Greenwich , kể lại rằng từ lâu ông rất kính phục Đức Dalai Lama. Ngài đã viếng thăm thủ đô Washington , và ông Joseph có thể thấy Đức Dalai Lama đã truyền cảm hứng sang Flanagan rất nhiều.

“Tôi rất ngạc nhiên Flanagan rất trung thành với điều đó, bởi vì ở một số khu vực người ta có khuynh hướng nhìn phụ nữ chỉ như một vai trò phụ trợ mà thôi”, ông nói. “Tôi không tài nào tưởng tượng nỗi Flanagan bị thu hút đến như vậy”.

Bất chấp mọi trở ngại phía bên kia quả đất, cô Flanagan nói việc cô tu tập khá khó khăn nếu cô sống ở Hoa Kỳ. Điều đó thật sự là một cú sốc văn hóa, đặc biệt là ở Greenwich . Khi cô vận y nơi công cộng, mọi người nhìn cô bằng ánh mắt lạ lẫm.

Nhưng, vẫn có rất nhiều người ở Greenwich , New York và thậm chí ở Hollywood đều biết tường tận về Phật giáo. Và có rất nhiều những nhân vật nổi tiếng là những mạnh thường quân lớn trong những hoạt động Phật giáo ngày nay.

Cô Flanagan tâm sự, “Tôi luôn hy vọng. Tôi thật sự hy vọng điều đó”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Thông tin hàng ngày