Hôi của và vô cảm

GNO - Tai nạn giao thông và con số thương vong lên đến hơn hai mươi ngàn người mỗi năm đã trở thành một vấn đề nhức nhối của xã hội. Nhưng, nó còn làm cho con người đau lòng hơn vì việc một số người “hôi của” sau mỗi vụ tai nạn. Điều đó không chỉ làm mất đi giá trị nhân văn cao đẹp mà còn khiến cho ác tâm lấn át chất thiện trong mỗi con người.

>> Từ chuyện đi đường té ngã đến xe chở xăng bị lật...

Hoi cua.jpg

Trong ảnh là hình ảnh xấu xí: người dân hôi của sau vụ xe chở trái cây bị lật,
xảy ra vào ngày 23-12, trên QL 1A, địa bàn xã Tam Đàn, H.Phú Ninh, Quảng Nam - Ảnh: N.L.Đ

Không ít hình ảnh thiếu văn hóa về nạn hôi của đã được các trang báo đăng tải. Nhưng một thực tế đáng buồn là vẫn có một số người dân tham gia “chia tài sản người bị nạn”. Tôi không thể nhớ hết đã từng nghe, từng xem, từng đọc những thông tin này bao nhiêu lần.

Năm 2011, dư luận đã từng bức xúc với việc hôi của trắng trợn trong vụ tai nạn nghiêm trọng trên đường Lý Thái Tổ. Nạn nhân không chỉ bị thương vong mà còn bị lấy đi tài sản mang theo bên mình. Mới đây nhất là vụ lật xe tải chở bột sắn trên đèo Rào Quán (Quốc lộ 9), tài xế bị thương bất lực nhìn dòng người đổ về hốt sắn. Và còn không biết bao nhiêu vụ việc đau lòng như vậy đã xảy ra.

Chắc chắn rằng, ai ai cũng thuộc nằm lòng câu ca “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”. Thế nhưng trong bộn bề lao chen của cuộc sống, có lúc, con người ta đã sống quá vội. Sống vội vàng để rồi quên đi thiện căn trong chính bản thân mình. Sống vội để rồi chữ “thương” bị phai nhòa trước những cám dỗ.

Chữ “thương” ấy nào có lớn lao, chỉ đơn giản là một lời hỏi thăm, một cái nắm tay dìu người bị nạn đứng dậy hay xếp lại những hàng hóa bị đổ ra đường. Chỉ đơn giản thế thôi nhưng chữ “thương” ấy đã rất đẹp rồi. Và nó cũng chính là hạt giống “Từ bi” luôn được sưởi ấm trong tim mỗi người!

Đơn giản nhưng không phải ai cũng thực hiện được những điều tốt đẹp ấy. Thỉnh thoảng, từ “hôi của” lại xuất hiện kèm theo là những hình ảnh khá đau lòng. Phải chăng cám dỗ cuộc sống quá lớn? Xin thưa rằng, trong mỗi người luôn tồn tại tâm thiện và luôn có sự đấu tranh của tâm thiện. Cám dỗ cuộc sống sẽ không có cơ hội bủa vây thiện tâm khi con người ta biết hướng thiện, nghĩ điều lành, làm việc tốt, nói lời hay. Và vì vậy, đó không phải lỗi của cám dỗ mà do ý thức của mỗi người.

Có bao giờ chúng ta đặt mình vào hoàn cảnh người bị nạn? Chúng ta thấy thế nào khi mình gặp chuyện chẳng may mà người khác tỏ ra vô tâm với mình? Và sẽ ra sao nếu có người nhẫn tâm lấy tài sản rồi bỏ mặc chúng ta?

Ai sinh ra và lớn lên trong cõi đời này cũng mưu cầu hạnh phúc cho mình. Nhưng hạnh phúc thật sự chỉ có thể là mang niềm vui đến cho mọi người. Vì khi ta chia sẻ yêu thương, chính ta đã gieo cho mình một hạt giống bình an để tâm hồn ta luôn thanh thản và vui tươi! Mong rằng, mỗi người hãy cùng nhau gieo những hạt mầm từ bi trong trái tim mình để mỗi ngày trôi qua đều là một ngày hạnh phúc!

Tâm Thanh

------------

Bài vở cộng tác trang Bạn đọc, vui lòng gửi về: bandocgiacngo@gmail.com.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Chư tôn đức niệm Phật cầu gia hộ

Khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam năm 2024

GNO - Sáng nay, 25-4, tại Văn phòng II TƯGH - thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), Ban Thường trực Hội đồng Trị sự tổ chức khai mạc Hội nghị sinh hoạt Giáo hội khu vực phía Nam (từ Quảng Trị đến Cà Mau) nhằm triển khai nhiều hoạt động Phật sự quan trọng.
Chư Tăng thực hiện nghi thức Bố-tát tại chánh điện chùa Long Bửu (Q.4, TP.HCM) - Ảnh: Bảo Nguyên

Chư Tăng Ban Trị sự GHPGVN Q.4 Bố-tát, họp triển khai Phật sự

GNO - Ngày 15-3-Giáp Thìn, chư tôn đức Ban Trị sự GHPGVN Q.4 đã trở về chùa Long Bửu - Văn phòng Ban Trị sự để cử hành lễ Bố-tát định kỳ, đồng thời tổ chức phiên họp nhằm triển khai công tác tổ chức Đại lễ Phật đản và An cư kiết hạ Phật lịch 2568.
Bài trên Báo Giác Ngộ số 1247 - Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn

Cày cấy mảnh ruộng tâm hồn

GNO - Nhà có ruộng vườn đất đai màu mỡ thì có thể tích trữ lương thực phòng khi đói. Ruộng đất luôn gắn chặt với cuộc sống con người. Xưa nay, người phương Đông luôn coi ruộng đất là yếu tố căn bản của sự sinh tồn, là báu vật để đời, bởi vậy mà cha mẹ luôn mong muốn để lại vài phần ruộng đất cho con cháu.

Thông tin hàng ngày