Hội nghị giới thiệu Nghị định về tín ngưỡng, tôn giáo

GNO - Ngày 7-3, tại TP.Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giới thiệu Nghị định số 92/2012/NĐ-CP cho gần 200 đại biểu là cán bộ làm công tác tôn giáo của các tỉnh từ Đà Nẵng trở vào (ảnh).

Toan c_nh h_i ngh_.JPG

Ảnh: Trần Công Thi

Được biết, ngày 18-6-2004, UB Thường vụ Quốc hội khóa XI đã ban hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời ban hành Nghị định số 22/2005/NĐ-CP, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Quá trình thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy, việc ban hành Nghị định 92/20012/NĐ-CP thay thế Nghị định số 22/2005, kịp thời điều chỉnh, bổ sung sửa đổi cho phù hợp.

Nghị định mới có 5 chương, 14 mục, 46 điều, với nhiều nội dung được sửa đổi, trong đó có tới 12 điều được quy định mới so với nghị định số 22/2005/NĐ-CP. 

Tại Hội nghị, ông Nguyễn Khắc Duy, Vụ trưởng Vụ Pháp chế Ban Tôn giáo Chính phủ, đã nhắc lại nội dung Điều 2 (Chương I), nói về: Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đó là: Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước…

Ngoài ra, đối với cơ quan nhà nước, nghị định mới này cũng quy định rõ việc phân cấp thẩm quyền giải quyết các sự vụ mang tính hành chính đối với hoạt động tôn giáo, theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác tôn giáo.

Qua hội nghị giới thiệu Nghị định 92/NĐ-CP, giúp cán bộ làm công tác tôn giáo hiểu rõ Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo hơn, góp phần đưa các quy định pháp luật về tôn giáo đi vào cuộc sống.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Ảnh minh họa

Quan điểm của Phật giáo về tự sát

GNO - Vừa rồi tôi có đọc bài “Cảnh giới của những người tự sát”. Trong sách có luận giải: Khi tự sát sẽ phạm vào 3 tội nặng. 1- Bất hiếu với song thân, 2- Tự hủy hoại hình hài, phụ phúc báu hi hữu có được thân người, 3- Ngu si vô trí. Sau khi tự sát, thần thức sẽ bị chìm trong thống khổ triền miên...

Thông tin hàng ngày