Hội nghị phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo

GNO - Sáng qua, 18-1, tại nhà khách T.78 (Q.3, TP.HCM) UB T.Ư MTTQVN tổ chức hội nghị phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đối với các vị chức sắc, nhà tu hành, chức việc các tôn giáo khu vực phía Nam. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN, chủ trì hội nghị.

T78hoinghi.jpg

Quang cảnh hội nghị

Tham dự hội nghị về phía GHPGVN có sự hiện diện của HT.Thích Như Tín, Thành viên HĐCM; HT.Thích Thiện Pháp, Phó Chủ tịch Thường trực HĐTS; HT.Thích Thiện Tánh, HT.Thích Giác Toàn, HT.Thạch Sok Xane, HT.Thích Thiện Tâm, HT.Đào Như - đồng Phó Chủ tịch HĐTS; HT.Thích Thiện Đức, UV Thường trực HĐTS… cùng chư tôn đức HĐTS GHPGVN và GHPGVN TP.HCM. Hội nghị còn có sự tham dự của chức sắc, chức việc... các tôn giáo bạn. Ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN, chủ trì hội nghị.

Luật tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 18-11-2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2018. Đây là đạo luật quan trọng đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của xã hội nói chung; của các tổ chức tôn giáo, chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo nói riêng.

Theo số liệu tổng hợp của UB T.Ư MTTQVN đến tháng 7-2017, nhà nước đã công nhận 41 tổ chức thuộc 15 tôn giáo. Tổng cộng cả nước có hơn 25,3 triệu tín đồ các tôn giáo. Ước tính 95% người dân Việt Nam có tín ngưỡng, tôn giáo. Các tôn giáo ở Việt Nam hiện nay có trên 80.000 chức sắc, nhà tu hành; 113.803 chức việc; 25.922 cơ sở thờ tự, cơ sở sinh hoạt tôn giáo đang sử dụng; 102 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành và 761 cơ sở hoạt động từ thiện nhân đạo.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng ban Tôn giáo thuộc UB T.Ư MTTQVN, giới thiệu nội dung của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, luật tín ngưỡng, tôn giáo gồm có 9 chương 68 điều; Luật ra đời nhằm mục tiêu thể chế hoá các quan điểm của nhà nước và Hiến pháp năm 2013 nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; khắc phục những bất cập, tồn tại và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; nhằm đảm bảo hơn nữa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm tạo sự thông thoáng minh bạch, nhằm tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người…

Các đại biểu tham dự hội nghị cũng nghe trình bày các chuyên đề: “Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQVN trong công tác tôn giáo” do ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch UB T.Ư MTTQVN, trình bày và ông Nguyễn Văn Thanh thông báo một số kết quả các tôn giáo tham gia xã hội hoá giáo dục mầm non, y tế, bảo trợ xã hội và dạy nghề.

Hoài Thái

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày