Hồi quang phản chiếu

Hồi quang phản chiếu

HỎI: Xin cho biết "Hồi quang phản chiếu" và "Phản quan tự kỷ" trong nhà thiền thường dùng có ý nghĩa giống và khác nhau thế nào?(BÚP SEN, Phú Thọ, Q.11, TP.HCM)

ĐÁP:Bạn Búp Sen thân mến!

"Trong nhà thiền có hai câu được xem như châm ngôn của hành giả tu thiền, đó là ‘Hồi quang phản chiếu’ và ‘Phản quan tự kỷ’. Hai câu này là một hay khác? Nếu là một thì nói một câu đủ rồi, dùng chi tới hai câu. Nếu khác thì khác chỗ nào?

Trước hết nói về ‘Hồi quang phản chiếu’. Chữ ‘hồi’ là quay lại, ‘quang’ là ánh sáng, ‘phản’ là trở lại, ‘chiếu’ là soi sáng. ‘Hồi quang phản chiếu’ là quay ánh sáng trở lại, soi rọi chính mình.

Trong kinh Lăng Nghiêm, khi Đức Phật đưa tay lên hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời thấy. Rồi Phật để tay xuống hỏi ngài A-nan thấy không, ngài A-nan trả lời không thấy. Ngay đó Phật liền quở là quên mình theo vật. Tất cả chúng ta từ người trí thức cho tới kẻ bình dân, suốt ngày ai cũng phóng sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đuổi theo sáu trần bên ngoài, luôn luôn phân tích, chia chẻ, tìm hiểu. Cứ thấy hình sắc thì phân tích đẹp xấu, nghe âm thanh cũng phân tích tiếng hay dở v.v… Đối diện với tất cả cảnh giới bên ngoài, đều đem hết khả năng soi sáng của mình phân tích, chia chẻ sự vật. Càng phân tích, chia chẻ nhiều chừng nào thì càng quên mình nhiều chừng ấy.

Do đó mắt vừa thấy hình tướng thì nói thấy, khi hình tướng mất đi nói không thấy. Đó là chúng ta phóng ánh sáng của mình đuổi theo vật, hay nói cách khác là ‘Phóng quang chiếu ngoại’, đem cái tri giác hiểu biết của mình phóng ra ngoài để phân tích, chia chẻ sự vật. Vì vậy khi có sự vật thì tưởng như có mình, khi mất sự vật tưởng như mất mình. Đó là một mê lầm rất đáng thương.

Như vậy ‘Hồi quang phản chiếu’ nghĩa là soi ánh sáng trở lại mình. Thay vì trước kia ta phóng ánh sáng ấy theo sáu trần, bây giờ dừng lại, nhớ sáu ánh sáng đó hiện hữu nơi sáu căn của mình, không theo sáu trần nữa, đó là hồi quang. Hồi quang tức là nhớ lại mình chớ không có gì lạ. Các thiền sư luôn nhắc chúng ta phải ‘Hồi quang phản chiếu’, quay lại mình nhớ mình, chớ đừng nhớ cảnh.

Về ‘Phản quan tự kỷ’, ‘Phản quan’ là xem xét lại, ‘tự kỷ’ là chính mình. ‘Phản quan tự kỷ’ có nghĩa là xem xét lại mình, quán chiếu lại mình. ‘Hồi quang phản chiếu’ có tánh cách kỳ đặc dành cho bậc thượng cơ, nhất là những vị tu theo Thiền tông. Còn ‘Phản quan tự kỷ’ là nói tổng quát, bao trùm hết thảy giáo lý nhà Phật; là soi xét lại chính mình, từ thân thể cho tới nội tâm, thấy rõ thân thể, nội tâm mình.

Ví dụ Phật dạy tu thiền quán Tứ niệm xứ. Một, quán thân bất tịnh, xem xét phân tích tường tận từng bộ phận thân này, thấy đều nhớp nhúa. Hai, quán thọ thị khổ, tức là tất cả cảm giác do sáu trần đến với mình, ta cảm nhận rõ ràng chúng đều vô thường, không thật có, là gốc của đau khổ. Ba, quán tâm vô thường, tức những tâm niệm của mình luôn luôn sanh diệt, không dừng. Bốn, quán pháp vô ngã tức là quán tất cả pháp, từ tâm pháp cho tới ngoại cảnh đều do duyên hợp không có chủ. Phật dạy vị nào cột tâm trong Tứ niệm xứ được bảy ngày không dời đổi, người đó sẽ chứng quả A-la-hán. Chẳng những bảy ngày mà ba ngày, chẳng những ba ngày mà một ngày, cột tâm trong Tứ niệm xứ không dời đổi sẽ chứng quả A-na-hàm. Quán như thế là phản chiếu lại mình, soi sáng lại mình, xét nét lại mình, là ‘Phản quan tự kỷ’.

Từ pháp tu A-hàm, pháp tu Bát-nhã, tới pháp tu Thiền tông đều dạy phản quan. Câu chuyện Tổ Huệ Khả tìm tâm không thể được cũng là phản quan chớ gì. Tìm ở đâu? Quay lại mình. Như vậy toàn bộ hệ thống tu của đạo Phật đều lấy ‘Phản quan tự kỷ’ làm trọng tâm.

Câu ‘Hồi quang phản chiếu’ mới nghe thấy tương tự ‘Phản quan tự kỷ’ nhưng thật ra có khác. Đây là trường hợp dành cho những bậc kỳ đặc như Tổ Lâm Tế hay Lục tổ Huệ Năng. Các ngài luôn ‘Hồi quang phản chiếu’, tức nhớ nơi sáu căn thường sáng rỡ, không phóng ra ngoài.

Cho nên Tổ Lâm Tế nói rằng: Các ngươi tìm cái gì? Người đang nghe pháp đây là ai? Để chỉ cho nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý của chúng ta hiện có cái chân thật, ai sống được với nó tức là đang thiền. Người nào đạt được trình độ như vậy dù ngồi giữa chợ cũng vẫn thiền như thường. Còn chưa được trình độ đó thôi chịu khó ngồi thiền, "Phản quan tự kỷ" giùm một chút. Thấy trong từng niệm thì không chạy ra ngoài, từ từ làm chủ các nghiệp, làm chủ được mình thì có thể sống theo lối "Hồi quang phản chiếu" của các thiền sư. Cho nên biết  tùy theo căn cơ mà lối tu có khác nhau.

Hai câu ‘Hồi quang phản chiếu’ và ‘Phản quan tự kỷ’ là nền tảng của tất cả người tu Phật chúng ta. Nếu mình làm chưa nổi trường hợp thứ nhất, thì phải theo trường hợp thứ hai, tức là ‘Phản quan tự kỷ’. Chừng nào nội tâm trong sạch, yên lặng hết mới bước qua ‘Hồi quang phản chiếu’. Đi đứng nằm ngồi mà không dính nghiệp gì hết, tự tại vô ngại". (HT.Thích Thanh Từ, Hoa Vô ưu, tập 9).

Chúc bạn tinh tấn!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Pháp niệm Phật nào đúng?

Pháp niệm Phật nào đúng?

GNO - Theo Phật giáo Phát triển (Tịnh Độ tông - Đại sư Ngẫu Ích, A Di Đà yếu giải) , niệm Phật nếu đạt nhất tâm bất loạn (Chỉ) thì thành tựu giải thoát, đoạn trừ các phiền não tham sân si..., mà không cần tu Tuệ (Quán). Theo Phật giáo Nguyên thủy, niệm Phật chỉ là một trong các tùy niệm...
Khóa lễ tụng kinh tại chánh điện chùa Tích Sơn

Vĩnh Phúc: Lễ hiệp kỵ chư tổ sư chùa Tích Sơn

GNO - Sáng 20-4, tại chùa Tích Sơn (P.Tích Sơn, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc), Thượng tọa Thích Giác Minh, Ủy viên Thường trực Ban Pháp chế T.Ư, trụ trì chùa Tích Sơn cùng Phật tử đã trang nghiêm tổ chức Lễ hiệp kỵ chư vị lịch đại tổ sư.
Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn chủ trì hội nghị sáng 20-4 tại thiền viện Quảng Đức

Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự: Sẽ mời các bên liên quan để giải quyết tồn đọng của Giáo hội

GNO - Đó là giải pháp giải quyết những khó khăn của Phật giáo tỉnh thành được Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự chấp thuận tại hội nghị báo cáo quý I - năm 2024 của Văn phòng II T.Ư, diễn ra tại thiền viện Quảng Đức (Q.3, TP.HCM), vào sáng 20-4.

Thông tin hàng ngày