Hồi ức: Sự kiện không thể quên

 40 năm sau, nhiều vị đại biểu chính thức tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục đảm trách Phật sự trong các vai trò khác nhau
40 năm sau, nhiều vị đại biểu chính thức tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam vẫn tiếp tục đảm trách Phật sự trong các vai trò khác nhau
0:00 / 0:00
0:00
GN - 40 năm sau, nhiều vị đại biểu chính thức tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập GHPGVN vẫn tiếp tục đảm trách Phật sự trong các vai trò khác nhau. 

40 năm sau, nhiều vị đại biểu chính thức tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam, thành lập GHPGVN vẫn tiếp tục đảm trách Phật sự trong các vai trò khác nhau. Nhắc đến Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo năm 1981, tất cả đều có cùng chia sẻ: Không thể quên sự kiện lịch sử này.

Hòa thượng Thích Như Niệm (Đoàn đại biểu Ban Liên lạc Phật giáo yêu nước TP.HCM, giáo phẩm năm 1981 là Đại đức):

Hòa thượng Thích Như Niệm

Hòa thượng Thích Như Niệm

Tôi còn nhớ, đó là niềm ước vọng chính đáng, tâm huyết của tôn đức giáo phẩm lúc bấy giờ, nhưng bên cạnh đó cũng có bên tả, bên hữu, nhiều vị còn “niềm riêng nao

núng”, lưỡng lự. Riêng tôi, kỷ niệm được tháp tùng cùng đoàn do Hòa thượng Thích Trí Thủ, Viện trưởng Viện Hóa đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất làm trưởng đoàn đại biểu chính thức là ký ức khó quên.

Bởi, lúc bấy giờ, tôi đảm trách “Ủy viên Kinh tài” trong Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước TP.HCM nên được làm đại biểu chính thức của Hội nghị thống nhất tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội.“Sau hơn một năm tích cực vận động các tổ chức, hệ phái Phật giáo ba miền, Ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam và chư tôn giáo phẩm đi đến quyết định tổ chức Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội, diễn ra từ ngày 4 đến 7-11-1981 với 165 đại biểu.

Hội nghị thành tựu là ước mơ thành sự thật của Tăng Ni, Phật tử cả nước, mở ra một trang sử mới rộng mở hơn, làm nền móng vững chắc cho sự phát triển của GHPGVN sau này. Đó là 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo được về một ngôi nhà chung GHPGVN để đoàn kết, gắn bó cùng dân tộc, với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

Đã 40 năm trôi qua nhưng tôi vẫn ấn tượng và nhớ mãi câu nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng: “Các thầy là đệ tử của Phật có quy y, còn tôi là đệ tử của Phật chưa quy y”. Câu nói ấy của vị lãnh đạo nhà nước đã thể hiện sự đồng lòng, đồng hành, một hướng mở đầy niềm tin cho Phật giáo. Nếu hỏi tôi có kỳ vọng gì đối với GHPGVN hôm nay thì tôi vẫn có ước mơ như mơ ước của chư vị tôn túc thuở trước là Phật giáo phải đồng lòng, đoàn kết trong mọi hoàn cảnh. Tăng Ni phải đoàn kết để Tăng đoàn vững mạnh, để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm Giáo hội, có đoàn kết thì có nội lực lớn mạnh, làm việc gì cũng thành tựu”.

Hòa thượng Thích Thiện Tâm (Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam, giáo phẩm năm 1981 là Đại đức):

Là đại biểu được tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam năm 1981, tôi có nhiều cảm xúc, trong đó rất hoan hỷ khi được gặp gỡ tất cả các vị lãnh đạo của các tổ chức hệ phái Phật giáo, trong niềm vui thố

Hòa thượng Thích Thiện Tâm

Hòa thượng Thích Thiện Tâm

ng Phật giáo trên cả nước.

Và đặc biệt đọng lại tới ngày hôm nay, trên con đường phụng sự Giáo hội 40 năm qua đó là lời phát biểu của Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Pháp chủ GHPGVN đầu tiên, trong Hội nghị tất cả mọi người đều đứng lên cung thỉnh ngài giữ cương vị Pháp chủ GHPGVN nhưng ngài nói nên tìm vị khác có đức độ có khả năng để lãnh đạo Giáo hội sẽ tốt hơn, vì Hòa thượng lớn tuổi, cho rằng sẽ không làm tròn nhiệm vụ.


Trong hội nghị lần 1, 2 và phải tới lần thứ 3, toàn thể Tăng Ni đứng lên tha thiết thỉnh ngài hoan hỷ nhận lời ở cương vị quan trọng này, ngài nói, tôi còn nhớ: “Nhiệm vụ này hết sức cao cả, cao quý, chư Tăng Ni và Hội nghị đã giao phó như vậy thì tôi từ chối cũng không được nên tôi xin chấp hành, nhưng tất cả mọi việc làm của tôi được thành tựu kết quả hay không là do Đại tăng chứ không phải do cá nhân”.

Vị thứ hai Hòa thượng Thích Trí Thủ, Chủ tịch Hội đồng Trị sự đầu tiên, ngài cũng nói tương tự như vậy. Cả hai vị lãnh đạo lớn của Giáo hội điều khiêm tốn đứng lên từ chối, vì đây là việc lớn của Giáo hội, không phải cá nhân, nên tìm kỹ lại xem có ai có thể bố trí phụ trách công việc, để phụng sự cho Giáo hội. Chính sự khiêm nhường đức độ của nhị vị Hòa thượng làm cho tôi hết sức xúc động.

Phật giáo thống nhất thì người lãnh đạo phải có một tầm nhìn rộng vì sự nghiệp chung của Phật giáo chứ không phải vì cái riêng, cục bộ. Tất cả mọi việc làm của cá nhân là do Tăng sai. Ý thức được như vậy nên khi được phân công làm việc ở đâu tôi cũng luôn ghi nhớ lời dạy tấm gương của quý Hòa thượng, nên phân công gì tôi làm nấy và đều hoan hỷ, tất cả đều là Phật sự chung của Giáo hội.

Trên thế giới hiện nay tôi chưa thấy nước nào có sự thống nhất Phật giáo như ở Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một phước báu lớn. Nên tính chất thống nhất Phật giáo là ở tính chất có hòa hợp. Ngày nay Giáo hội trên mọi lĩnh vực hoạt động phải làm cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam thấy tất cả mọi hoạt động đều là nhiệm vụ chung của mình, của Phật giáo”.

Hòa thượng Thích Thiện Xuân (Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam, năm 1981 giáo phẩm là Đại đức):

Tháng 11-1981, Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam được tổ chức tại chùa Quán Sứ - Hà Nội. Lúc đó tôi 34 tuổi, tham gia phái đoàn với vai trò là đại biểu chính thức, Thư ký Đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam - đoàn do Hòa thượng Thích Trí Tấn làm trưởng đoàn.

Hòa thích Thiện Xuân (thứ 4 từ đầu, lúc bấy giờ là đại đức) trong đoàn đại biểu dự hội nghị

Hòa thích Thiện Xuân (thứ 4 từ đầu, lúc bấy giờ là đại đức) trong đoàn đại biểu dự hội nghị

Cùng với các phái đoàn khác, chúng tôi đã thảo luận, biểu quyết thông qua bản Dự thảo Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thảo luận và thông qua đại cương chương trình hoạt động của GHPGVN. Điều cá nhân tôi tâm đắc nhất là tại hội nghị này, đại biểu đã đề ra đường hướng mà sau đó đi vào Hiến chương: Thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức nhưng vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành biệt truyền đúng Chánh pháp.

Tôi ấn tượng bởi sự kiện lịch sử đó làm cho hàng giáo phẩm Tăng Ni và tín đồ Phật giáo đều phấn khởi vui mừng vô hạn, vì đây là đáp ứng nguyện vọng thiết tha mong mỏi của toàn thể Tăng Ni và đồng bào Phật tử. Đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất và Phật giáo cũng được thống nhất, đó là niềm vui chung, cảm xúc dâng trào khó có ngôn từ nào diễn đạt cho hết niềm vui lúc đó.

Một điều nữa mà tôi không quên, khi Hội nghị kết thúc, 165 đại biểu đại diện cho 9 tổ chức, Giáo hội, hệ phái Phật giáo đã đến Phủ Chủ tịch. Đích thân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã ra trước phủ đón tiếp, bắt tay từng người, hỏi thăm sức khỏe từng vị, chia sẻ thân tình, thắm thiết. Ông Phạm Văn Đồng nhắc đi nhắc lại một câu nói, mà tôi không quên theo năm tháng, đó là: “Chúng tôi xem Phật giáo như người nhà”. Nhận định đó không chỉ là tình cảm, mà trên hết là sự ghi nhận, sự tin cậy, là niềm tin mà lãnh đạo dành cho Phật giáo - kết quả cho quá trình Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc.

Hòa thượng Thích Huệ Văn (Thư ký Đoàn đại biểu Thiên Thai Giáo Quán tông, giáo phẩm năm 1981 là Đại đức):

Tôi rất vinh dự được Hệ phái Thiên Thai Giáo Quán tông, Trưởng đoàn là Hòa thượng Thích Đạt Pháp cử làm Chánh Thư ký đoàn. Tham gia đoàn đại biểu, tô

Hòa thượng Thích Huệ Văn

Hòa thượng Thích Huệ Văn

i cũng được tham gia vào Ban Soạn thảo Hiến chương.

Ngày 5-11, Ban Soạn thảo Hiến chương họp thảo luận đề cương Hiến chương, Thượng tọa Thích Từ Hạnh, Phó Thư ký Ban Tổ chức Hội nghị thống nhất Phật giáo Việt Nam trình bày thông qua dự thảo từng chương, điều nội dung của Hiến chương - hoạt động của GHPGVN (1981-1987). Đặc biệt, Ban Biên soạn Hiến chương còn có sự tham gia của các vị trí thức Phật giáo yêu nước TP.HCM gồm: bà Luật sư Ngô Bá Thành, Cư sĩ Võ Đình Cường, Cư sĩ Tống Hồ Cầm…

Ngày 4-11-1981, Hội nghị đại biểu Phật giáo thống nhất Phật giáo Việt Nam lần thứ I diễn ra tại chùa Quán Sứ, thủ đô Hà Nội. Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị tiến hành lễ bế mạc trong tinh thần đại hoan hỷ, đã suy tôn Hòa thượng Thích Đức Nhuận lên ngôi vị cao nhất là Pháp chủ; Hòa thượng Thích Trí Thủ được suy cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự; Thượng tọa Thích Minh Châu được suy cử Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự.

Chiều ngày 7-11-1981, sau lễ tổng kết bế mạc hội nghị thành công rực rỡ vào lúc 16 giờ 30 phút, đoàn đại biểu đến Phủ Chủ tịch thăm, báo cáo kết quả của Hội nghị đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc đến Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng. Tôi rất xúc động và còn nhớ tình cảm trong lòng tràn dâng, trân quý nhất khi cụ Phạm Văn Đồng ra đứng trước thềm Phủ Chủ tịch bắt tay chúc mừng từng đại biểu. Kết thúc buổi thăm lúc 17 giờ 30, đoàn chào ra về, cụ cũng đưa ra tận trước thềm cửa tiễn đoàn rất thân thiết.

Tôi còn nhớ bấy giờ trời thủ đô Hà Nội rất rét, lúc ấy thời tiết dưới 14 độ C nhưng tất cả chư tôn đức giáo phẩm trong đoàn ai cũng tươi cười vui vẻ, cảm nhận hết sức sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các cơ quan Trung ương, đặc biệt là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã dành trọn tình cảm cho đoàn.

Đó là ngày đặc biệt mừng GHPGVN vừa được chính thức thành lập, thống nhất các tổ chức, hệ phái Phật giáo vào ngôi nhà chung GHPGVN. Đó là ngày đầu mùa đầu đông, dù thời tiết rất lạnh nhưng chúng tôi thấy ấm áp đạo tình. Một ngày kỷ niệm không quên cách đây 40 năm, ngày đã mở ra trang sử mới cho GHPGVN”.

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

Vài nét về lịch sử Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni

NSGN - Tăng đoàn Tỷ-kheo-ni được thành lập vào thời Đức Phật và tồn tại cho đến ngày nay. Trong nhiều thế kỷ, những phụ nữ xuất gia đã thực hành, chứng ngộ và giữ gìn lời dạy của Đức Phật, không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân mà còn cho xã hội nơi họ sinh sống.
Ảnh minh họa

Làm sao đưa Phật pháp đến với tuổi trẻ?

GNO - Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các chương trình chánh niệm tại trường học có thể giúp ích, đặc biệt là ở các cộng đồng nghèo, nơi học sinh phải đối mặt với mức độ căng thẳng cao hơn.

Thông tin hàng ngày