Khai mạc Hội chợ Triển lãm Phật giáo ở Seoul

GNO - Tất cả mọi thứ về Phật giáo Hàn Quốc, từ thực phẩm nhà chùa đến văn phòng phẩm mang đặc điểm của Phật giáo, đang được trưng bày tại một cuộc triển lãm ở Seoul, cung cấp một cái nhìn thoáng qua về cách thức mà tôn giáo này phát triển nhằm phục vụ cho người Hàn Quốc hiện đại.

1 khai mac 1.jpg
Cắt băng khai mạc triển lãm

“Tôi hy vọng triển lãm này là cơ hội để phản ánh về (trạng thái lịch sử và hiện tại của) văn hóa Phật giáo và hướng về những gì sẽ gìn giữ trong tương lai”, Hòa thượng Jaseung, lãnh đạo Tông Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, cho biết trong lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm Phật giáo 2014 vào 6-3 vừa qua, tại Triển lãm Thương mại Seoul và Trung tâm Hội nghị ở Seoul.

Bộ trưởng Văn hóa Yoo Jin-ryong nói rằng Phật giáo đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng tại Hàn Quốc khi tôn giáo này, từ vùng núi sâu hiểm trở - nơi mà hầu hết các ngôi chùa hiện diện - di chuyển đến trung tâm của cuộc sống hàng ngày, vươn tới những người bị áp lực căng thẳng.

“Phật giáo, với hơn 1.700 năm lịch sử, đã hình thành cốt lõi của văn hóa Hàn Quốc. Tôi hy vọng rằng Phật giáo sẽ vượt ra ngoài ranh giới của một tôn giáo và đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền văn hóa của chúng ta”, ông nói trong bài phát biểu chúc mừng của mình.

Tông Tào Khê, giáo phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc, đang đặt hy vọng cao vào triển lãm này. Hòa thượng Jaseung đã nói trước đó, bày tỏ mong muốn phát triển hội chợ thành một trong 3 dự án lớn cùng với du lịch ở lại chùa và lễ hội đèn lồng.

Hội chợ triển lãm Phật giáo đã được tổ chức trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên Tông Tào Khê nắm vị trí chủ đạo. Năm nay, tại thời điểm này có hơn 350 gian hàng và 250 người tham gia, trong đó có nhiều doanh nghiệp liên quan đến Phật giáo.

1 khai mac 3.jpg

1 khai mac 4.jpg
Một vài không gian ghi nhận tại triển lãm

Năm tới Hội chợ sẽ chuyển đến COEX, trung tâm hội nghị lớn nhất thành phố để thu hút nhiều người tham gia và khách tham quan.

Tại triển lãm lần này, du lịch ở lại chùa, thực phẩm nhà chùa và nghệ thuật Phật giáo là những điểm nổi bật.

Khán giả tụ tập xung quanh một gian hàng được bày trí trật tự các món ăn nhà chùa, được dùng bởi các nhà sư, như cháo gạo nếp, bánh bao, các loại rau, đậu phụ, món ăn lên men, bánh gạo và món tráng miệng truyền thống khác. Tất cả các món chỉ được thực hiện với thành phần tự nhiên và hoàn toàn chay, phù hợp với nguyên tắc Phật giáo.

Một số tu sĩ Phật giáo chuyên nấu các món ăn nhà chùa chia sẻ thông tin về lợi ích dinh dưỡng và sức khỏe của thực phẩm nhà chùa với du khách. Tại gian hàng khác, cơ hội nếm và nấu các món ăn nhà chùa đã sẵn sàng cho tất cả các khán giả.

Một không gian tái tạo khung cảnh bên trong của một ngôi chùa được dựng lên tại gian du lịch ở lại chùa. Bắt đầu vào năm 2002, du lịch ở lại chùa là một chương trình mà người tham gia ở tại một ngôi chùa trong một thời gian nhất định và trải nghiệm việc thực hành Phật giáo như thiền định, cầu nguyện và sống thanh đạm. Hơn 1,2 triệu người đã tham gia, theo các vị lãnh đạo Tông Tào Khê cho biết.

1 khai mac 2.jpg


Khách tham quan triển lãm tự tay làm các vật phẩm mỹ thuật Phật giáo

Bên trong gian hàng, các nhà sư thể hiện tuệ giác qua một tách trà - một điểm nổi bật của trải nghiệm du lịch ở lại chùa.

Gian hàng nghệ thuật Phật giáo cũng thu hút sự chú ý của khán giả. Trẻ em và các gia đình tụ tập quanh một gian hàng thủ công để làm các hoa sen trên giấy.

Hội chợ triển lãm Phật giáo 2014 kết thúc vào 9-3 vừa qua, tại Triển lãm Thương mại Seoul và Trung tâm Hội nghị Seoul.

Văn Công Hưng (Theo The Korea Herald)

Tin cùng chuyên mục

Tin mới

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

Phật giáo ứng xử như thế nào trước cơn bão truyền thông?

GNO - Đó là vấn đề được bạn đọc gởi về tòa soạn, trước hiện tượng Phật giáo, cụ thể là Tăng Ni, chùa chiền trở thành chủ đề châm biếm, chỉ trích trong dư luận, trên thế giới thông tin xã hội. Mời bạn đọc cùng theo dõi nội dung trên Báo Giác Ngộ số 1249, ra ngày 26-4.

Thông tin hàng ngày